Trị ho cho trẻ bằng những bài thuốc dân gian




Tỏi và mật ong

Nghệ tươi và đường phèn, Tỏi và mật ong đều là những thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng, trị dứt điểm cơn ho rất hiệu quả. Khi trẻ ho, mẹ chỉ cần lấy 3 múi tỏi tươi, bóc vỏ, giã nhỏ, trộn với 2 thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy khoảng 5 phút, sau đó lọc lấy nước cho trẻ uống. Ngày uống 3 lần, chỉ sau 3 ngày cơn ho của trẻ sẽ dứt hẳn.

Nghệ tươi cũng là thực phẩm có khả năng tăng sức đề kháng, kiểm soát, kiềm chế và điều trị bệnh ho cho trẻ rất hiệu quả. Vì vậy, khi trẻ ho, các bà mẹ chỉ cần láy 1 củ nghệ tươi nhỏ, gọt vỏ, rửa sạch, giã nhỏ, trộn với 1 thìa nhỏ đường phèn giã vụn đem hấp cách thủy khoảng 10 phút, sau đó lọc lấy nước cho trẻ uống ngày 3 lần đến khi hết bệnh nhé.

Củ cải trắng kết hợp mật ong

Không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong việc chế biến các món ăn hàng ngày, củ cải trắng còn có khả năng trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Lấy 50g củ cải trắng, rửa sạch, xay nhỏ, trộn với 5 thìa mật ong rồi đem hấp cách thủy 10 phút, sau đó lọc lấy nước cho trẻ uống cả ngày. Uống đều đặn từ 3-5 ngày cơn ho sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Chanh tươi và mật ong

Bên cạnh việc sử dụng nước chanh ấm pha cùng mật ong cho trẻ uống hàng ngày, mẹ cũng nên cắt chanh tươi thành từng lát mỏng, ngâm với mật ong và một ít muối hạt trong 20 phút sau đó cho trẻ ngậm hàng ngày sẽ phát huy tác dụng tăng sức đề kháng, trị ho cho trẻ rất tốt.

Trị ho bằng cam nướng
Cam có nhiều vitamin C, tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Vì vậy, khi trẻ ho, các mẹ chỉ cần cho cam vào lò nướng, vặn chế độ 10 phút. Sau đó lấy ra, để nguội bớt rồi bóc cả vỏ cả múi cho bé ăn.Không nhũng có thể chữa dứt cơn ho, nhiều bé còn rất thích ăn cam nướng. Cho bé ăn một ít 2,3 lần cam nướng mỗi ngày sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh.

Kỹ năng sống cần thiết Người Nhật dạy con

Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn đặt nền móng, nên người Nhật vô cùng coi trong giai đoạn này. Kỹ năng đầu tiên mà người Nhật dạy con trẻ chính là:

1. Trải nghiệm cùng thiên nhiên để thích ứng với môi trường và học hỏi từ thế giới tự nhiên


- Có lẽ nhiều người Việt Nam sẽ thắc mắc khi biết rằng ở Nhật trẻ mới 2 tháng tuổi đã được bế đi dạo để cảm nhận khí trời buổi sớm, hay trẻ tầm 3-4 tháng trở đi mà cha mẹ cứ để bé đầu trần, được mẹ địu dưới cái nóng bức, dưới cái rét mùa đông, dưới cái mưa nhẹ mà chẳng cần mũ. 

Chỉ đơn giản vì làm như thế để cho trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trường thiên nhiên ngay từ nhỏ giống như một cách giúp tăng sức đề kháng. Họ không ngại con sẽ bị ốm nếu làm như thế, họ hiểu có trải qua môi trường như thế thì con trẻ mới được tôi luyện dần dần mà thích ứng. Và kết quả là họ nuôi dưỡng được những đứa trẻ khỏe mạnh, rắn rỏi, rất ít ốm và luôn thích hoạt động ngoài trời.

- Khi trẻ lớn dần lên chút nữa là cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, quan sát thiên nhiên để học hỏi. Để dạy trẻ biết trân trọng sự sống họ cho trẻ tập trồng hoa, trồng cây, nuôi thú hay thường xuyên dẫn đi các vùng ngoại ô để làm quen với động vật. Những dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ họ cho trẻ đi câu cá, nghịch ở sông, bắt ve bắt bướm. 

Rất nhiều nơi trên khắp nước Nhật đã tái sinh lại khu cánh đồng cho đom đóm hồi sinh lại (vì trong suốt thời kỳ kinh tế phát triển quá độ đã khiến môi trường bị hủy hoại dẫn đến loài đom đóm bị tận diệt, và đom đóm hồi sinh như một bằng chứng chứng tỏ môi trường sinh thái phát triển bền vững). Ngày nay cứ dịp tháng 5 đến tháng 7 trẻ em Nhật sẽ có dịp được thưởng thức màn đom đóm đầu mùa hạ như một trải nghiệm thật tuyệt vời cho tuổi thơ của các em.

- Cho tập luyện các môn thể thao ngoài trời dù nắng hay mưa hay tuyết để tôi rèn nghị lực cho bản thân, yêu thích thể thao và nâng cao sức khỏe.

- Gần đây rất nhiều các nhà giáo dục đã vận động trào lưu cho trẻ trải nghiệm với nông nghiệp thông qua việc tự trồng trọt và thu hoạch nông sản: trồng lúa - gặt lúa, trồng rau – thu hoạch rau mà không dùng phân hóa học. Đây là trải nghiệm tuyệt vời giúp trẻ cảm nhận được cảm giác hạnh phúc khi thu hoạch được thành quả do sức lao động mình bỏ ra, hiểu được sự vất vả của những người làm nông nghiệp để biết yêu quý thức ăn, coi trọng sức lao động của người khác. Đồng thời thông qua trải nghiệm ấy trẻ học hỏi được rất nhiều kỹ năng sống cho mình


2. Để trẻ tự do thể hiện ý chí của mình thay vì áp đặt

Dạy trẻ tự lập theo độ tuổi rất được cha mẹ Nhật chú trọng rèn cho con. Đầu tiên là thói quen ngủ sớm dậy sớm, thói quen ăn uống tốt. 1 tuổi rưỡi khi bé bắt đầu muốn tự xúc sẽ để bé tập xúc, khi ăn không xem tivi, không đi rong. Cho đến 3 tuổi sẽ tự biết làm những việc liên quan đến vệ sinh cá nhân, thay đồ, biết dọn dẹp đồ mình bày ra.

Cũng từ tầm 3 tuổi sẽ tích cực dạy trẻ giúp việc nhà phù hợp với khả năng. Bởi vì thông qua từng việc nhỏ ấy sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin, tinh thần tự chủ và yêu lao động, suy nghĩ tích cực, đồng thời trẻ sẽ học hỏi cho mình cách giải quyết vấn đề. Chính việc cho trẻ tự làm việc nhà, tôn trọng mong muốn của trẻ chính là cơ hội tuyệt vời rèn luyện kỹ năng sống tích cực cho trẻ.  

3. Coi trọng việc giáo dục đạo đức trong gia đình, vun đắp kỹ năng giao tiếp với mọi người

Vì đó là năng lực quan trọng giúp trẻ hòa đồng trong mối quan hệ với mọi người ở trường cũng như ngoài xã hội. Coi trọng giá trị đạo đức đặc biệt là lòng trung thực, tinh thần chịu trách nhiệm, sự nhẫn nại. Để xây dựng những kỹ năng mềm ấy thì việc cha mẹ thể hiện nó cho trẻ học tập theo mỗi ngày mới là quan trọng. 

Việc quan sát và không can thiệp vào cuộc cãi nhau của con khi chơi với bạn bè, để con học hỏi kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cũng là một kỹ năng sống mà cha mẹ Nhật rất coi trọng. Cha mẹ sẽ không nhìn vào kết quả hành động của con để đánh giá, phán đoán mà sẽ nhìn vào mặt sau để đặt câu hỏi vì lí do gì con làm như thế, dù con có làm sai cũng tiếp nhận con trước cho con thấy mình là bờ vai tin cậy của con trước khi đưa ra lời khuyên bảo con.

Ngoài ra thói quen đọc ehon cho trẻ ngay từ khi 0 tuổi với những câu chuyện gần gũi, các bài học giàu tính nhân văn được lồng ghép khéo léo giúp bé hình thành nhân cách: đó tình yêu gia đình, trung thực, bao dung, biết quan tâm tới mọi người, lễ phép… Đạo đức của con trẻ chính là từ những việc làm của cha mẹ và mọi người xung quanh mà hình thành. Hoặc nó là những ấn tượng khó phai về một câu chuyện cảm động nào đó mà trẻ được đọc hay chứng kiến.

4. Kiên nhẫn để lắng nghe và trò chuyện cùng con khi con phản kháng

Đây là một kỹ năng quan trọng nhất mà người Nhật dùng nó để giao tiếp cùng con. Không chặn họng khi con đang nói, không gạt phăng đi phản đối hay quát mắng khi con vừa mới nói ra ý kiến của mình. Thay vào đó hãy học cách kiềm chế bằng cách im lặng trong 6 giây đầu tiên để kìm nén cơn giận, sau đó mở rộng cách nhìn nhận để thừa nhận mong muốn và chủ kiến của con trước khi đưa ra ý kiến phản đối hoặc lời khuyên của mình cho con. 

Với cách giải quyết như thế đã giúp xua tan đi xung đột không đáng có giữa cha mẹ và con cái. Những người Nhật học được từ gia đình mình cách ứng xử như này nên ra ngoài xã hội họ cũng đối xử với nhau nhẹ nhàng như vậy, tạo nên nét ứng xử tinh tế của riêng họ. 

5. Chơi cùng con

Tiếng Nhật có một cụm từ ikumen (chế từ ikemen nghĩa là handsome) để dành tặng cho những ông chồng đảm đang chia sẻ với vợ việc nhà, và chăm sóc con cái. Ngày nay hầu như đàn ông Nhật nào cũng giác ngộ điều cơ bản ấy, nên không hiếm cảnh người bố vừa địu, vừa dắt con đi học hay đi chơi. Và họ rất chịu khó chơi cùng con cái, nhất là những môn cần đến vận động như leo trèo, đẹp xe, chơi bóng. Chơi cùng con chính là một cơ hội tuyệt vời để cha mẹ dạy các kỹ năng mềm cho con.

Nếu như nhiều cha mẹ Việt Nam coi việc rèn luyện kỹ năng sống cho con là trách nhiệm của nhà trường, thì người Nhật coi nó là vai trò của cha mẹ rồi mới đến nhà trường.

Sai lầm trầm trọng khi pha sữa thật đặc giúp con hết nôn trớ

Với những trẻ hay nôn trớ hoặc mắc chứng trào ngược thực quản bẩm sinh, mẹ cần tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sỹ, không nên tự ý thêm bột pha sữa hoặc dùng các loại sữa đặc với hy vọng giảm triệu chứng nôn trớ ở bé.
Nhiều bà mẹ có thói quen pha sữa công thức thật đặc hoặc pha thêm bột ngũ cốc vào để bé no lâu hơn. Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp cho rằng uống sữa đặc có thể giảm tình trạng trớ sữa hoặc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản ở trẻ nhỏ. Điều này có thực sự đúng không? Mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định cho con sử dụng nhé.
1. Không có loại sữa công thức nào có thể trị chứng trào ngược ở những trẻ đang bú mẹ
Nếu bé đang bú sữa công thức hoặc song song bú cả sữa mẹ và sữa công thức, và được chẩn đoán là mắc chứng trào ngược thực quản, mẹ nên chọn loại sữa chống nôn trớ cho bé.
Loại sữa này tương tự như các loại sữa công thức khác, tuy nhiên nó đặc hơn do một lượng lactose được thay thế bởi ngũ cốc. Tuy nhiên trên thực tế các loại sữa chống nôn trớ này không có nhiều tác dụng như mẹ nghĩ. Cũng chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tính hiệu quả của các loại sữa chống nôn trớ.
Ngoài ra, sữa chống nôn trớ thường hay bị vón cục, pha mà không tan hết. Vì vậy các chuyên gia khuyến nghị không nên dùng bất cứ loại sữa chống nôn trớ nào để trị chứng nôn trở ở trẻ, đặc biệt là trẻ đang bú mẹ.

Một số trẻ bị nôn trớ do dị ứng với protein trong sữa. Nhưng trong trường hợp này, sữa chống nôn trớ hoặc sữa không có lactose cũng không giúp được gì, bởi hai loại sữa này đều có chứa protein.
Với những trẻ hay nôn trớ hoặc mắc chứng trào ngược thực quản bẩm sinh, mẹ cần tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sỹ, không nên tự ý thêm bột pha sữa hoặc dùng các loại sữa đặc với hy vọng giảm triệu chứng nôn trớ ở bé.
2. Pha sữa với bột ngũ cốc không giúp bé hết nôn trớ
Cho bé uống sữa đặc hơn chỉ giảm số lần bé trớ trong ngày, chứ không thể giải quyết triệt để hiện tượng thức ăn trào ngược lên thực quản.
Những bé hay bị trào ngược hoặc nôn trớ có xu hướng nhẹ cân hơn những bé khác. Tuy nhiên nếu bé vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường, mẹ không cần thiết phải cho bé uống sữa đặc hơn.
3. Cho bé uống sữa đặc hơn có thể gây hại với bé đang bú sữa mẹ
Các loại sữa pha ngũ cốc thường đặc hơn nhiều so với sữa mẹ và khó tiêu hóa hơn. Vì vậy có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
4. Có thể khiến bé khó chịu hơn
Một số vấn đề bé có thể gặp khi uống sữa đặc hơn so với công thức như tiêu chảy, táo bón, quấy khóc.
5. Có thể gây nguy hiểm
Không những gây ra những triệu chứng khó chịu cho bé, các loại sữa pha ngũ cốc có thể khiến thời gian tiêu hóa sữa lâu hơn và tình trạng nôn trớ, trào ngược trầm trọng hơn.

Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kì

Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kì cần tập trung vào việc bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương và não thai nhi.
Sang đến quý thứ 2 của thai kì, phần lớn các bà bầu đã tạm biệt những ngày nghén ngẩm triền miên, những cơn nôn nghén, sự mệt mỏi và cảm giác chán ăn tan biến. Vừa hay, đây cũng là lúc mẹ nên tập trung lấy lại "phong độ ăn uống" để cung cấp dưỡng chất cho bé yêu, vì đây là giai đoạn mà bộ não, xương, các chi, các đặc điểm trên khuôn mặt hình thành và phát triển mạnh mẽ. Do đó, chế độ ăn cho bà bầu cần tập trung vào 3 nhóm thực phẩm chính, đó là tinh bột; nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất bao gồm axit folic, sắt, canxi, kẽm; tất nhiên, thịt và rau quả là nhóm thức ăn quan trọng thứ 3 trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai giai đoạn này.

1. Các vitamin và khoáng chất bao gồm: sắt, kẽm, canxi và axit folic
Như đã nói ở trên, giai đoạn thứ 2 của thai kì bộ não bé cưng phát triển rất mạnh mẽ, đồng thời hệ xương và chân tay, các chi tiết trên khuôn mặt cũng bắt đầu phát triển; do đó bé cưng cần nhiều sắt, canxi, kẽm và axit folic. Mẹ nhớ bổ sung các thực phẩm giàu những dưỡng chất này nhé!
2. Tinh bột
Các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai lang, bột mì, yến mạch, ngô,... rất cần thiết trong chế độ ăn của bà bầu. Do đó mẹ không nên hạn chế quá mức vì sợ tăng cân, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều để tránh nguy cơ tiểu đường thai kì và mất kiểm soát cân nặng.

3. Thịt và rau quả
Đây là những thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kì, giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cho sự phát triển của thai nhi.
Ngoài 3 nhóm thực phẩm chính như trên, bà bầu cũng cần bổ sung thêm vitamin D, vitamin A, protein,... để đảm bảo chế độ dinh dưỡng toàn diện nhất. Cụ thể, mẹ nên ăn những thực phẩm gợi ý dưới đây:
Thực phẩm giàu sắt, canxi, kẽm
Các khoáng chất này chứa nhiều trong thịt bò, rau lá xanh, hải sản, rong biển, sữa, chuối, hàu, trứng, đậu nành,... Ngoài rabà bầu có thể bổ sung thêm viên sắt, canxi,... nếu bác sĩ yêu cầu trong trường hợp xét nghiệm cho thấy cơ thể vẫn thiếu các khoáng chất trên; tất nhiên, liều lượng bổ sung phải theo chỉ định của bác sĩ.
Thực phẩm giàu axit folic
Hãy ăn thêm nhiều quả bơ, măng tây, cam, sữa, bông cải xanh, rau bina, hạnh nhân, hạt hướng dương,... và có thể uống thêm viên axit folic nếu bác sĩ yêu cầu.

Thực phẩm giàu tinh bột:
Thật đơn giản, bà bầu chỉ cần ăn cơm, bánh mì hoặc các loại ngũ cốc, khoai,... là có thể bổ sung thêm tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày. Những mẹ bị thừa cân nên lưu ý hạn chế lượng tinh bột để tránh tăng cân quá mức, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên ăn nhiều những thức ăn bổ dưỡng dưới đây trong thai kì giữa:
- Cá hồi: Giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D và DHA rất có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Đây là món ăn giúp bé cưng phát triển toàn diện và thông minh mà mẹ không nên bỏ qua.
- Trứng gà: Là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào và chứa một lượng cholin không nhỏ hỗ trợ não bé phát triển khỏe mạnh.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua,... giàu vitamin D, canxi và lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và hỗ trợ thai nhi lớn lên khỏe mạnh.
- Các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ,... chứa nhiều omega-3 có lợi cho bộ não của thai nhi. Mẹ có thể thêm chúng vào bữa phụ hoặc ăn vặt hàng ngày nhé!
- Quả bơ: Chứa nguồn dinh dưỡng "khổng lồ" như axit folic, omega-3, vitamin C, B và kali, loại quả này thực sự rất tốt và được mệnh danh là "bạn của bà bầu".
Ngoài ra, một chế độ ăn với thực phẩm tươi sạch, nhiều rau xanh và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp bé yêu "tăng tốc" trong giai đoạn này mà mẹ giữ được cân nặng ổn định.

Một điều quan trọng cần lưu ý trong chế độ ăn cho bà bầu nữa là cần tránh những thực phẩm gây hại, những thức ăn không tốt cho sức khỏe như:
- Các loại gia vị cay, nóng: Ớt, tiêu, quế, hồi,... là những gia vị mẹ nên hạn chế trong suốt thai kì vì chúng có thể khiến phụ nữ mang thai dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sự bài tiết và có thể gây bệnh trĩ, táo bón. Ngoài ra, quá nhiều ớt không tốt cho dạ dày của bà bầu, và dùng nhiều quế thậm chí có thể kích thích tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.
- Đồ ăn chứa nhiều đường
Nhiều bà bầu rất thèm đồ ngọt khi mang thai, nhưng đừng quá ham của ngọt vì lượng đường dư thừa ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe; có thể gián tiếp gây ra sự thiếu hụt canxi khiến bé chậm phát triển hệ xương. Ngoài ra, ăn nhiều đường và tinh bột khiến bà bầu dễ tăng cân quá mức và gây tiểu đường thai kì.
- Hạt nêm, bột ngọt
Dẫu các loại gia vị này giúp thức ăn trở nên ngon miệng hơn, bà bầu cũng nên bỏ thói quen nêm nếm khi nấu nướng vì sodium glutamate chứa trong bột ngọt và các loại hạt nêm dễ làm tiêu hao một lượng kẽm của cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của bé.
- Đồ hộp
Dẫu biết là rất tiện nhưng các loại đồ hộp hoàn toàn không nên sử dụng trong chế độ ăn cho bà bầu. Lý do là vì quá nhiều chất phụ gia, chất bảo quản,... ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ngắm cậu bé vừa ăn ngon lành vừa ngủ



(Dân trí) - Rõ ràng là vừa ăn vừa ngủ chẳng tốt cho sức khỏe đâu nhưng cứ nhìn cái miệng nhóp nhép nhai ngon lành thế này thì ai nỡ dọn bữa trưa của cậu chàng đi chứ!



Tranh vui: Những hình mẫu người vợ luôn khiến các anh chồng mê mẩn


Mỗi người đàn ông đều khao khát một mẫu bạn đời lý tưởng khác nhau, tuy nhiên có một số hình mẫu người vợ dưới đây luôn làm mê mẩn các đức lang quân.

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình là hình mẫu người vợ thế nào trong mắt anh chồng thương yêu của mình? Và liệu hình mẫu người vợ mà bạn đang “đảm trách” có khiến chồng bạn hãnh diện, tự hào và cảm thấy hạnh phúc?
Hình mẫu vợ lý tưởng 1
Hình mẫu người vợ quyến rũ luôn khiến các anh chồng tự hào
Hình mẫu vợ lý tưởng 2
Nếu trong gia đình, bạn là hình mẫu người vợ luôn vì chồng vì con chắc chắn bạn sẽ “trói chặt” được chàng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý đừng vì hi sinh quá mà quên việc chăm sóc bản thân mình!
Hình mẫu vợ lý tưởng 3
Hình mẫu vợ lý tưởng 4
Hình mẫu vợ lý tưởng 5
Hình mẫu vợ lý tưởng 6
Một người vợ biết đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của chồng sẽ là hình mẫu người vợ không chỉ khiến các ông chồng hãnh diện mà còn khiến họ rất cảm động và thấy biết ơn.
Hình mẫu vợ lý tưởng 7
Theo Tri Th

6 sai lầm dễ gặp khi cho bé ăn dặm


Trong quá trình chế biến thức ăn và cho bé ăn dặm, đôi khi chúng ta mắc phải những sai lầm. Tuy không gây nguy hiểm tức thì cho bé nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con hay làm bé mắc chứng biếng ăn…

Ảnh minh họa: Internet
1. Thức ăn hâm đi hâm lại
Do quá bận rộn, một số mẹ đã phải chọn cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu, mà bé lại ăn mỗi bữa không nhiều. Nhưng khi mẹ hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa chỉ có một mùi vị.
2. Nghiền nhuyễn mọi thức ăn
Việc làm này của mẹ đã vô tình tước đi cơ hội học nhai của bé. Thức ăn được nghiền nhuyễn khiến bé chỉ còn biết nuốt chửng khi ăn. Do vậy, bé sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dễ khiến bé nhanh chán và mắc chứng biếng ăn.
Thực tế, mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, nghiền nhuyền mọi thứ ăn cho bé. Hãy tập cho con học xúc và nhai ngay khi có cơ hội để đến tuổi mẫu giáo bé nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa.
3. Dùng nước hầm xương để nấu cháo
Có không ít mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Các mẹ này tin rằng, nước hầm xương sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và trẻ có thể hấp thu hết những chất này.
Thế nhưng, có không ít mẹ cảm thấy bực mình và chán nản vì dù ngày nào cũng cho con ăn cháo nấu từ nước hầm xương nhưng con vẫn không hề tăng cân. Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
4. Thêm ngũ cốc vào cháo
Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo.
Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của bé, nhất là độ tuổi ăn dặm. Khi thêm ngũ cốc vào trong bột hay cháo của bé thì vô tình mẹ đã khiến con bị khó tiêu.
5. Dùng cháo dinh dưỡng
Một số mẹ bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ngoài vỉa hè cho con ăn. Nhiều bé ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng không đủ chất.
Một số bé khác phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì vậy mẹ nên hạn chế việc con ăn cháo không rõ nguồn gốc. Nếu buộc phải dùng, nên bổ sung thêm dầu ăn, trứng vào cháo trước khi cho bé ăn.
6. Nêm mình vừa ăn
Trẻ nhỏ có vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều. Con người càng lớn thì lưỡi càng bị “chai” đi nên thực tế người lớn ăn mặn và đậm đà nhiều vị hơn trẻ nhỏ rất nhiều.
Do vậy, khi nêm nếm thức ăn cho bé, nếu vừa miệng bạn thì đã là rất đậm, rất mặn với trẻ rồi. Bạn cần hạn chế tối đa việc nêm nếm gia vị, cho trẻ ăn càng nhạt càng tốt ngay từ nhỏ.
Những điều mẹ cần nhớ khi nêm thức ăn cho bé:
- Nêm nhạt so với khẩu vị của mẹ vì vị giác của bé còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với bé
- Mắm muối cần được cho vào lúc thịt (cá, bột và cháo) đã chín và trước khi cho rau và dầu ăn.
- Nêm với lượng vừa đủ theo độ tuổi của bé.

Nhìn tay đoán tín hiệu sức khoẻ của trẻ sơ sinh

Bàn tay nhỏ xinh của trẻ không chỉ để chơi, cầm nắm mà còn nếu quan sát và nhìn kỹ, mẹ sẽ phát hiện ra rất nhiều điều lý thú khác. Bàn tay của mọi người là không giống nhau và tất nhiên, trẻ nhỏ cũng vậy. Độ dài tay, tình trạng móng…tất cả đều ngầm báo những dấu hiệu riêng về sức khoẻ của trẻ.

Màu móng tay nhợt nhạt

Những em bé có màu móng tay xanh xao nhợt nhạt có thể do thiếu máu. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ sơ sinh nhưng chủ yếu và thường gặp nhất là thiếu máy di thiếu sắt. Do đó, mẹ cần lưu ý bổ sung sắt cho con từ thịt động vật như thit bò, thịt cừu, thịt lợn. Một số loại rau như rau bina, cần tây, bắp cải cũng có hàm lượng sắt tương đối cao nhưng vì là vô cơ nên tỷ lệ hấp thụ sắt tương đối thấp, hiệu quả sẽ không bằng thịt đỏ.

Móng dễ bị gẫy

Móng tay của bé dễ bị gẫy, hỏng, mỏng hoặc giòn có thể do cơ thể bé thiếu vitamin A. Các bà mẹ nên chú ý cho con ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A như gan động vật, cà rốt, khoai lang đỏ, ớt, bí ngô…Ngoài ra, khi móng ta bé bị gẫy, mẹ nên cắt gọt và rửa sạch sẽ để tránh bé cào xước da, gây chảy máu, nhiễm trùng.

 Nhìn tay đoán tín hiệu sức khoẻ của trẻ sơ sinh - 1
Tay của mỗi người không giống nhau và người có kinh nghiệm sẽ biết cách nhìn vào bàn tay để biết sức khoẻ bé. (ảnh minh hoạ)

Đa ngón tay

Tật thừa ngón là một dị tật thường gặp ở trẻ em, dị tật này thường có tính chất di truyền, nếu cả cha và mẹ cùng có tật thừa ngón thì khả năng con bị tật thừa ngón là rất cao. Theo định nghĩa, những em bé bị tật thừa ngón thường là có 6 hoặc nhiều ngón tay, có những ngón tách rời, có những ngón lại bị dính liền.

Việc điều trị thì tùy theo mức độ dính ngón của mỗi bé, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khoa chấn thương chỉnh hình để BS khám rồi mới đưa ra hướng điều trị thích hợp cho bé. Nếu chỉ dính phần da thôi thì có thể phẫu thuật ngay, còn nếu tật dính ngón phức tạp thì phải chờ bé lớn hơn và cần phải dựa vào các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nữa mới có thể đưa ra phương pháp điều trị và thời gian phẫu thuật thích hợp.

Thừa ngón không ảnh hưởng đến chức năng tay của trẻ nhưng cha mẹ cũng đừng vì thế mà cho rằng không cần phẫu thuật bởi về lâu dài, dị tật sẽ trở thành tác động bất lợi về tâm lý cho trẻ.


Da tay vàng

Những em bé có da ngón tay vàng có thể do ăn một lượng quá nhiều thực phẩm chứa carotene như cà rốt, cam, bí ngô, xoài….vượt xa nhu cầu cơ thể khiến carotene tích tụ trong cơ thể. Nhìn chung đây không phải bệnh, cũng không có tác động tới sức khoẻ trẻ. Mẹ chỉ cần chú ý tránh cho con ăn những thực phẩm này một khoảng thời gian là được.

Ngón tay ngắn, ngón út khoèo

Những em bé có ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo có thể là dấu hiệu của hội chứng down. Hội chứng Down là rối loạn di truyền thường gặp nhất trong các trẻ sơ sinh còn sống và cũng chính là loại rối loạn dễ bị bỏ sót nhất trên siêu âm thai nhi.

Trẻ bị Down có nhiều biểu hiện bất thường về hình thái và chức năng, ngoài ngón tay ngắn và ngón út khoèo, mẹ có thể quan sát thêm các biểu hiện như lòng bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng. Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón cái tòe ra; khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng. Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn.

Phát hiện sớm trẻ mắc hội chứng down để can thiệp sớm là rất quan trọng, giúp bé tối đa hoá sự phát triển trí tuệ của bản thân.

Cách chọn quần áo sơ sinh cực chuẩn mẹ cần biết


Quần áo là một yếu tố quan trọng trong thời gian bé sơ sinh làm quen với môi trường bên ngoài cơ thể của mẹ. Việc chọn mua quần áo sơ sinh phù hợp và đảm bảo chất lượng cho bé là một nhiệm vụ rất quan trọng mà các mẹ cần lưu tâm.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ bé những thông tin quan trọng và đầy đủ nhất khi chọn mua quần áo sơ sinh cho bé yêu.
Chọn quần áo sơ sinh cho bé
Ảnh minh họa.
Cách chọn quần áo cho bé
1. Chọn theo cân nặng và chiều cao của bé
Thông qua việc siêu âm hàng tháng, đặc biệt là các tháng cuối, bạn có thể biết ước chừng cân nặng và chiều dài của bé để mua sẵn quần áo. Thực tế, kích thước quần áo sơ sinh của bé sẽ phụ thuộc vào số đo của chiều dài và cân nặng đó. Để tìm được kích cỡ quần áo chuẩn cho bé mới sinh, mẹ có thể dựa vào bảng kích cỡ tiêu chuẩn.
Chọn quần áo sơ sinh cho bé 1
Bảng tham khảo chiều cao, cân nặng và size quần áo sơ sinh của bé.
Do cách đánh size ở nhiều hãng khác nhau và có thể không tuân theo bảng trên nên mẹ hãy căn cứ vào kích cỡ thực tế và sự phát triển của bé để chọn đồ phù hợp.
2. Chọn theo chất liệu
Bạn nên chọn những món đồ được làm từ các chất liệu thoáng, thấm hút tốt như sợi cotton hoặc sợi thiên nhiên, tránh các loại vải cứng, vải sợi vì có thể khiến bé khó chịu, ngứa ngáy. Với chất vải cotton bạn nên chọn size rộng hơn một chút vì loại vải này thường bị co lại sau lần giặt đầu tiên.
3. Chọn theo nhãn hiệu sản phẩm
Khi mua đồ bạn cũng nên lưu ý đến nguồn gốc, nhãn sản phẩm: Đọc kĩ thông tin được ghi trên nhãn của sản phẩm, bao gồm tên hãng sản xuất, thành phần (chất liệu), cách giặt. Tuỳ thuộc vào túi tiền, bạn nên chọn mua sản phẩm của những tên tuổi quen thuộc, như các hãng sản xuất trong nước hoặc hãng nổi tiếng, tránh đồ không rõ nguồn gốc, nhãn mác. Chú ý cắt bỏ phần nhãn mác trên quần áo trước khi cho bé mặc vì phần nhãn này có thể cọ xát vào da gây khó chịu cho bé.
Những phục trang không thể thiếu cho trẻ sơ sinh
Chọn quần áo sơ sinh cho bé 2
Những lưu ý quan trọng khi chọn mua:
- Chất lượng là ưu tiên hàng đầu.
- Không nên mua quá nhiều quần áo sơ sinh một lúc vì trong thời gian này bé sẽ phát triển rất nhanh, rất dễ bị chật và lãng phí.
- Chọn loại áo loại xé dán hoặc buộc dây, tránh các áo có cúc dễ khiến da bé bị hằn lên do cúc áo tì vào.
- Màu trắng, nhạt được khuyên dùng với trẻ sơ sinh do không hoặc chứa rất ít phẩm màu gây hại cho làn da bé. Những bộ đồ nhiều màu sắc có thể rất đẹp nhưng không an toàn để mặc, bởi vải nhuộm thường chứa hóa chất độc hại gây kích ứng hoặc các bệnh về da cho làn da mỏng manh của bé.
- Cần tránh các loại quần áo đính cườm, đính hạt,…dễ khiến bé tò mò và nuốt gây nguy hiểm.
- Chọn quần áo rộng rãi để tạo cảm giác dễ thở, thoải mái cho bé khi ngủ cũng như lúc chơi mà không bị gò bó. Việc lựa chọn những bộ quần áo rộng còn giúp tiết kiệm được chi phí mua quần áo cho bé vì trong những tuần đầu tiên, bé sẽ lớn “nhanh như thổi”.
- Bạn cần hết sức lưu ý đến những đường may quần, áo, mũ, tất,… Đường may phải tinh, không cẩu thả, không có chỉ thừa, vì sẽ rất nguy hiểm nếu như các ngón tay của bé bị mắc vào phần chỉ thừa của quần áo.
- Không nên chọn quần áo rời chỉ vì thuận lợi thay cởi mỗi khi bé làm bẩn. Vì thực tế, bụng của bé rất hay bị lạnh. Rốn của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lẽ đây là bộ phận cần được giữ ấm và có sự chăm sóc đặc biệt.
- Không nên để băng phiến vào quần áo của bé. Trên thị trường hiện nay nhiều loại băng phiến có chứa naphthalene và naphthol dẫn xuất. chất này ảnh hưởng tới quá trình oxi hóa khử hồng cầu, phá hủy màng tế bào và gây ra bệnh thiếu máu cấp tính. Hiện tượng này phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh, trong những trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ bị tình trạng thiếu máu và vàng da sinh lý kéo dài.

Phòng bệnh cho trẻ khi trời nắng đột ngột thế nào?


Khi thời tiết chuyển mùa, trời đang lạnh bỗng đột ngột nắng nóng làm trẻ em có hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, sổ mũi, cảm cúm…

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Dũng (khoa Nhi, BV Bạch Mai), với kiểu thời tiết này, các bệnh trẻ hay mắc là viêm mũi dị ứng (có thể biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan), cảm cúm (rất dễ lây lan khi trời từ lạnh sang nóng, hoặc ngược lại), viêm phế quản (dễ chuyển biến thành nhiễm trùng thứ cấp)…
Đau họng
Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra, khiến trẻ nhỏ sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn, thậm chí bị nôn. Nếu trẻ bị sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa đi khám. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi cần đưa đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu bị sốt (vì 38,3 độ C độ tuổi này đã là nghiêm trọng). Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt 39 độ C thì cần cảnh báo.
Nếu trẻ bị đau cả khoang miệng cần khám sớm, nhất là khi thấy các bất thường như sưng (tấy) đỏ, trẻ không thể mở to miệng vì đau, hơi thở khó nhọc; kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.
Chăm sóc và phòng tránh
- Nếu đau họng nhẹ bác sĩ sẽ cho uống thuốc. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh. Dù ở thể nặng, hay nhẹ cha mẹ cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt dùng thuốc, không bỏ thuốc giữa chừng vi khuẩn sẽ tấn công trở lại khiến họng của trẻ bị đau trầm trọng hơn.
-Cho trẻ nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Viêm mũi dị ứng
Triệu chứng viêm mũi dị ứng biểu hiện là trẻ ngứa, giụi mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có đờm), có thể bị nghẹt mũi. Nếu nặng hơn trẻ có thể bị khó thở, ù tai. Bệnh nhanh chuyển nặng và có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé.
Chăm sóc, phòng tránh
-Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, dạy trẻ cởi bớt áo để không bị nóng quá lúc trời ấm lên.
-Dạy trẻ đánh răng 2 lần/ngày khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
-Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Cảm cúm
Trẻ nhỏ thể trạng yếu, lại hay được ôm ấp, vuốt ve nên rất dễ bị lây bệnh, nhất là khi thời tiết lạnh đột ngột chuyển sang nắng nóng. Biểu hiện là trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Nếu kèm theo sốt cao thì đưa trẻ đi khám ngay kẻo bị biến chứng nguy hiểm đường hô hấp.
Chăm sóc và phòng bệnh
-Giữ ấm cho trẻ, nhất là cổ, tay, chân.
-Đảm bảo trẻ ngủ ngon, đủ giấc trong môi trường thoáng gió và thoải mái. Luôn giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc.
-Cho trẻ ăn nhiều hoa quả có vitaminC, rau nhiều chất xơ…
-Trẻ sơ sinh cần cho bú sữa mẹ. Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín.

Hình ảnh bị trẻ bị viêm phế quản.
Viêm phế quản
Biểu hiện viêm phế quản là trẻ khó thở, hơi thở nặng nhọc, giọng khò khè, ho nhiều và xuất hiện đờm. Khi thấy đờm chuyển màu vàng trắng là phế quản đã bị nhiễm trùng thứ cấp. Lúc trẻ bị nhiễm trùng thứ cấp người lớn không nên làm trẻ bị cáu kỉnh, vì trẻ càng cáu, càng hét to thì việc hô hấp sẽ càng gặp khó khăn và có thể làm trẻ gặp nguy hiểm.
Chăm sóc, phòng bệnh
Trẻ bị viêm phế quản ăn uống kém, hệ tiêu hóa không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế cần nấu các món ăn lỏng để trẻ tiêu hóa dễ hơn. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ dễ ăn.
Nếu trẻ có nhiều đờm, hãy giục trẻ nhổ hết ra ngoài, không nuốt. Dặn trẻ nằm nghiêng, gối cao hơn bình thường cho dễ thở và đào thải các chất nhầy trong cơ thể.
-Nếu trẻ sốt cao hãy hạ sốt ngay, tuyệt đối không sốt quá 38,5 độ.
-Cho trẻ mặc đồ thoáng mát. Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
Người lớn đặc biệt chú ý: Khi trong nhà có trẻ bị viêm phế quản thì tuyệt đối không được hút thuốc vì rất bất lợi cho việc chữa trị.

Trẻ sốt cần theo dõi liên tục, nếu quá 37,5 độ C cần giảm thân nhiệt.
Viêm đường hô hấp trên, dưới
Nguy hiểm nhất là viêm đường hô hấp cấp tính do virus, vì bệnh này khởi phát rầm rộ, dễ biến chứng nguy hiểm, nếu không có phác đồ điều trị kịp thời dễ để lại những biết chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của trẻ sau này.
Viêm đường hô hấp là một tổ hợp bệnh gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản.
Biểu hiện thường rầm rộ: Sốt cao và thành cơn 39 độ C trở lên, ho, khó thở (nhất là khi viêm thanh quản và bị là rất nặng, trẻ thở rít, khò khè…), sổ mũi, chảy nước mũi, chảy dịch mũi nhiều, trong, loãng, không có mủ và không hôi. Dịch mũi làm lan truyền mầm bệnh, lây từ đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới. Ho thành cơn, ho khan, ho có đờm… Ho cũng là biểu hiện đầu và cuối cùng báo hiệu chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm. Nếu không kiểm soát tốt ho làm trẻ mệt, mất ngủ, nôn trớ…
Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay vì bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ rất dễ dẫn đến viêm xuống phế quản hoặc viêm phổi.
Chăm sóc, phòng bệnh
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh kiêng cữ thái quá.
-Bổ sung cho trẻ ăn uống giàu dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, uống nhiều nước hoa quả, ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt.
-Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường, kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ.
-Với trẻ quá bé dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú. Những bài thuốc dễ kiếm như hoa hồng bạch trưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong, thuốc ho thảo dược… giúp làm dịu cơn ho.
Khi nào đưa trẻ đi viện?
-Khi trẻ sốt quá 37,5 độ C cần giảm thân nhiệt bằng cách: Lau nước ấm (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ) ở trán, nách, bẹn và cần cho trẻ uống nhiều nước (cam, chanh tươi, dung dịch orezol… tùy tuổi).
-Nếu chưa thể đưa trẻ đi khám ngay, thân nhiệt không giảm có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt Paracetamol (trung bình là 10 – 15mg/1kg cân nặng của trẻ/lần, cứ sau 4 giờ cho uống 1 lần).
Tốt nhất là dùng thuốc Paracetamol loại đầu đạn đặt vào hậu môn cho trẻ theo liều lượng: trẻ từ 1 – 4 tháng/tuổi dùng 80mg/lần, trẻ từ 5-24 tháng/tuổi dùng 150mg/lần và cũng sau 4 giờ đặt lại nếu thân nhiệt của trẻ chưa giảm xuống.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi cần đưa đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu bị sốt, bởi độ tuổi này sốt 38,3 độ C đã là nghiêm trọng. Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt ở mức 39 độ C thì cần cảnh báo.
-Theo dõi nhiệt độ liên tục mà thấy tăng nhiệt, trẻ mệt, quấy khóc, khó thở, môi tím tái, có thể nôn, buồn nôn, tiêu chảy… thì có thể trẻ đã mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, cần khẩn trương đưa trẻ đi bệnh viện sớm.
-Tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.