Hiển thị các bài đăng có nhãn Làm mẹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làm mẹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách chọn quần áo sơ sinh cực chuẩn mẹ cần biết


Quần áo là một yếu tố quan trọng trong thời gian bé sơ sinh làm quen với môi trường bên ngoài cơ thể của mẹ. Việc chọn mua quần áo sơ sinh phù hợp và đảm bảo chất lượng cho bé là một nhiệm vụ rất quan trọng mà các mẹ cần lưu tâm.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ bé những thông tin quan trọng và đầy đủ nhất khi chọn mua quần áo sơ sinh cho bé yêu.
Chọn quần áo sơ sinh cho bé
Ảnh minh họa.
Cách chọn quần áo cho bé
1. Chọn theo cân nặng và chiều cao của bé
Thông qua việc siêu âm hàng tháng, đặc biệt là các tháng cuối, bạn có thể biết ước chừng cân nặng và chiều dài của bé để mua sẵn quần áo. Thực tế, kích thước quần áo sơ sinh của bé sẽ phụ thuộc vào số đo của chiều dài và cân nặng đó. Để tìm được kích cỡ quần áo chuẩn cho bé mới sinh, mẹ có thể dựa vào bảng kích cỡ tiêu chuẩn.
Chọn quần áo sơ sinh cho bé 1
Bảng tham khảo chiều cao, cân nặng và size quần áo sơ sinh của bé.
Do cách đánh size ở nhiều hãng khác nhau và có thể không tuân theo bảng trên nên mẹ hãy căn cứ vào kích cỡ thực tế và sự phát triển của bé để chọn đồ phù hợp.
2. Chọn theo chất liệu
Bạn nên chọn những món đồ được làm từ các chất liệu thoáng, thấm hút tốt như sợi cotton hoặc sợi thiên nhiên, tránh các loại vải cứng, vải sợi vì có thể khiến bé khó chịu, ngứa ngáy. Với chất vải cotton bạn nên chọn size rộng hơn một chút vì loại vải này thường bị co lại sau lần giặt đầu tiên.
3. Chọn theo nhãn hiệu sản phẩm
Khi mua đồ bạn cũng nên lưu ý đến nguồn gốc, nhãn sản phẩm: Đọc kĩ thông tin được ghi trên nhãn của sản phẩm, bao gồm tên hãng sản xuất, thành phần (chất liệu), cách giặt. Tuỳ thuộc vào túi tiền, bạn nên chọn mua sản phẩm của những tên tuổi quen thuộc, như các hãng sản xuất trong nước hoặc hãng nổi tiếng, tránh đồ không rõ nguồn gốc, nhãn mác. Chú ý cắt bỏ phần nhãn mác trên quần áo trước khi cho bé mặc vì phần nhãn này có thể cọ xát vào da gây khó chịu cho bé.
Những phục trang không thể thiếu cho trẻ sơ sinh
Chọn quần áo sơ sinh cho bé 2
Những lưu ý quan trọng khi chọn mua:
- Chất lượng là ưu tiên hàng đầu.
- Không nên mua quá nhiều quần áo sơ sinh một lúc vì trong thời gian này bé sẽ phát triển rất nhanh, rất dễ bị chật và lãng phí.
- Chọn loại áo loại xé dán hoặc buộc dây, tránh các áo có cúc dễ khiến da bé bị hằn lên do cúc áo tì vào.
- Màu trắng, nhạt được khuyên dùng với trẻ sơ sinh do không hoặc chứa rất ít phẩm màu gây hại cho làn da bé. Những bộ đồ nhiều màu sắc có thể rất đẹp nhưng không an toàn để mặc, bởi vải nhuộm thường chứa hóa chất độc hại gây kích ứng hoặc các bệnh về da cho làn da mỏng manh của bé.
- Cần tránh các loại quần áo đính cườm, đính hạt,…dễ khiến bé tò mò và nuốt gây nguy hiểm.
- Chọn quần áo rộng rãi để tạo cảm giác dễ thở, thoải mái cho bé khi ngủ cũng như lúc chơi mà không bị gò bó. Việc lựa chọn những bộ quần áo rộng còn giúp tiết kiệm được chi phí mua quần áo cho bé vì trong những tuần đầu tiên, bé sẽ lớn “nhanh như thổi”.
- Bạn cần hết sức lưu ý đến những đường may quần, áo, mũ, tất,… Đường may phải tinh, không cẩu thả, không có chỉ thừa, vì sẽ rất nguy hiểm nếu như các ngón tay của bé bị mắc vào phần chỉ thừa của quần áo.
- Không nên chọn quần áo rời chỉ vì thuận lợi thay cởi mỗi khi bé làm bẩn. Vì thực tế, bụng của bé rất hay bị lạnh. Rốn của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lẽ đây là bộ phận cần được giữ ấm và có sự chăm sóc đặc biệt.
- Không nên để băng phiến vào quần áo của bé. Trên thị trường hiện nay nhiều loại băng phiến có chứa naphthalene và naphthol dẫn xuất. chất này ảnh hưởng tới quá trình oxi hóa khử hồng cầu, phá hủy màng tế bào và gây ra bệnh thiếu máu cấp tính. Hiện tượng này phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh, trong những trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ bị tình trạng thiếu máu và vàng da sinh lý kéo dài.

“Điểm danh” những suy nghĩ sai lầm của mẹ về sinh nở


Mẹ đừng bao giờ có suy nghĩ rằng sinh mổ sẽ đỡ đau hơn sinh thường.

Sinh nở là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, vì vậy tâm lý lo lắng của các mẹ bầu khi gần đến ngày dự sinh là không thể tránh khỏi. Những lo lắng này lại càng tăng cấp độ lên nhiều lần khi mẹ nghe ai đó nói rằng sinh mổ sẽ bớt đau hơn hay cẩn thận khi bị vỡ ối mà chưa có cơn đau… Trên thực tế có rất nhiều lời đồn đại về quá trình sinh nở không có cơ sở khoa học. Vì vậy mẹ cần kiểm định thông tin và không nên vướng phải những sai lầm dưới đây:
La hét sẽ giúp mẹ giảm đau
Sự thật: Các mẹ thường truyền tai nhau rằng việc la hét khi chuyển dạ sẽ khiến mẹ bớt đau đớn hơn, tuy nhiên thực tế không phải như thế. La hét lớn thậm chí còn khiến mẹ bị mất sức và đầy hơi do nuốt khí nhiều. La hét cũng khiến mẹ ăn uống kém và dẫn đến tình trạng mất nước, nôn ói, khó đi tiểu. Tốt hơn cả, mẹ hãy cố gắng làm theo những hướng dẫn của bác sĩ và cố gắng chịu đau trong mức có thể.
Sinh thường đau hơn sinh mổ
Sự thật: Rất nhiều mẹ hiện đại chọn cách đẻ mổ thay vì đẻ thường để bớt phải chịu những cơn đau chuyển dạ. Tuy nhiên, những cơn đau do co tử cung sau đẻ mổ thì không thể tránh khỏi đâu các mẹ nhé. Hầu hết các mẹ đã từng sinh mổ đều cho biết những cơn đau do co tử cung sau sinh vô cùng dữ dội. Nguyên tắc của việc sinh nở là tử cung sẽ trải qua những cơn co để thúc em bé ra ngoài và sẽ co tiếp để tử cung nhỏ dần lại. Những cơn đau này có thể sẽ khiến mẹ đẻ mổ bị sốc do không phải đối mặt với cơn đau chuyển dạ.
 "Điểm danh" những suy nghĩ sai lầm của mẹ về sinh nở - 1
Đẻ mổ không có nghĩa là mẹ sẽ không đau đớn. (ảnh minh họa)
Tử cung mẹ lớn dần trong 40 tuần thì cũng không thể nhỏ ngay sau 1-2 ngày. Thông thường, mẹ sẽ đau dữ dội trong 2-3 ngày, tử cung sẽ mất ít nhất từ 4-6 tuần để trở về với kích thước ban đầu.
Với mẹ đẻ mổ sẽ cảm nhận những cơn đau do co tử cung mạnh mẽ hơn là bởi mẹ phải chịu đựng cả sự đau đớn từ vết đẻ mổ. Hai nỗi đau này gộp lại chắc chắn sẽ nặng nề hơn nhiều so với mẹ đẻ thường.
Mẹ vỡ ối sớm, con sẽ bị ngạt
Sự thật: Thành phần chính của nước ối là nước tiểu của thai nhi và một phần nhỏ khoáng chất, nguyên tố vi lượng và hormone tăng trưởng, chức năng chính của nước ối là để ngăn chặn bào thai khỏi bị tác động bên ngoài, giảm xóc cũng như duy trì thân nhiệt ổn định cho thai nhi. Chúng ta đều biết nước ối không phải để cung cấp oxy cho thai nhi vì vậy sau khi nước ối bị vỡ, không có nghĩa là oxy và chất dinh dưỡng sẽ không đến được với bé và em bé sẽ bị ngạt.
Mẹ không nên quá hoảng sợ khi bị vỡ ối tại nhà. Hãy bình tĩnh gọi điện cho bác sĩ bởi có thể mẹ sẽ sinh con trong vòng 24 giờ tới.
Sinh thường sẽ làm mẹ đi tiểu mất kiểm soát
Sự thật: Các mẹ có thể đã từng nghe nói việc sinh thường có thể gây tổn thương lên bàng quang và dây chằng khiến mẹ đi tiểu không kiểm soát? Tuy nhiên điều này không đúng sự thật.
Khi mang thai, tử cung của mẹ lớn dần cộng với việc tăng cân sẽ chèn ép đến bàng quang gây ra tình trạng són tiểu hoặc tiểu không kiểm soát. Việc dây chằng bị giãn khi mang bầu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc này. Tuy nhiên đây là hiện tượng hết sức bình thường và sau khi sinh 1-2 tháng, bàng quang sẽ trở lại làm việc bình thường. Các mẹ không nên lo lắng quá về vấn đề này để làm lý do đắn đo khi chọn đẻ thường.
Không được ăn khi đau đẻ
Sự thật: Khi đau đẻ, những cơn co thắt có thể sẽ khiến mẹ không muốn ăn uống gì tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mẹ bầu không được ăn uống gì. Lời khuyên của các chuyên gia là khi những cơn đau đẻ đến ở giai đoạn đầu, mẹ vẫn nên ăn uống để đảm bảo đủ năng lượng chiến đấu với những cơn đau. Tuy nhiên, mẹ nên ăn uống nhẹ nhàng, không được uống rượu, bia hay ăn đồ ăn có chứa chất kích thích.
Vào giai đoạn 2 khi chuyển dạ, mẹ nên ăn những thực phẩm carbohydrate thay vì protein và chất béo để tránh gây đầy bụng, buồn nôn, nôn ói. Những thực phẩm này cũng cung cấp năng lượng nhanh hơn cho cơ thể. Những thực phẩm dễ tiêu hóa là bánh ngọt, bánh mỳ, cháo.
Khi đau đẻ, mẹ cũng vẫn cần uống nước vì trong quá trình này sẽ khiến mẹ đổ nhiều mồ hôi. Mẹ cũng nên uống thêm sữa để có thêm năng lượng nhé.

Những sai lầm cơ bản của phụ nữ lần đầu làm mẹ

Vốn kinh nghiệm thực tế ít ỏi khiến phụ nữ không khỏi bối rối trước thiên chức làm mẹ và nghĩa vụ chăm sóc đứa con của mình.

Dưới đây là những sai lầm cơ bản mà một người lần đầu làm mẹ thường mắc phải.


Bắt bản thân phục hồi sức khỏe quá nhanh

Đây là một trong những suy nghĩ sai lầm nhất của các chị em phụ nữ. Họ luôn cố gắng phục hồi sức khỏe, lấy lại vóc dáng một cách nhanh chóng sau thời gian sinh con, để có thể trở lại với công việc của mình sớm nhất. Điều này có tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và tâm lý của bạn, vậy nên, hãy cho cơ thể mình một khoảng thời gian thích hợp để hồi sức.


Cắt móng tay, móng chân cho con khi đứa trẻ đang thức

Thực tế cho thấy, cắt móng tay, móng chân cho con khi bé đang ngủ say luôn dễ dàng và an toàn hơn lúc bé thức.

Đánh giá thấp về bản thân

Căng thẳng và trầm uất sau sinh là hiện tượng thường gặp ở các bà mẹ. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, không ai có thể hiểu và chăm sóc cho đứa con tốt như người mẹ. Vì vậy, bạn không nên tạo quá nhiều áp lực cho chính mình, hãy thả lỏng cơ thể, suy nghĩ tích cực và nhẫn nại tích lũy từng chút một kinh nghiệm trong chuyện chăm sóc và nuôi dưỡng con nhỏ.


Tách người cha ra khỏi cuộc sống của hai mẹ con

Đứa trẻ là con chung của người chồng và người vợ, nó có quyền được hưởng bàn tay chăm sóc của cả cha lẫn mẹ. Hãy tin tưởng ông xã của mình và san sẻ trọng trách chăm sóc đứa con với anh ấy.

Chỉ cho con sử dụng một núm vú giả

Việc sử dụng một núm vú giả duy nhất sẽ tập cho đứa trẻ tính cách khó thích nghi với những sự thay đổi trong cuộc sống, việc nuôi dạy con cái cũng trở nên khó khăn hơn. Thay vào đó, bạn hãy cho bé mỗi tuần sử dụng một loại núm vú giả khác nhau.

Không bao giờ đặt câu hỏi

Cho dù trong đầu lúc nào cũng đầy ắp những câu hỏi, nhưng các bà mẹ trẻ lại rất ngại tìm kiếm câu trả lời cho chúng. Họ lo ngại những điều bản thân thắc mắc quá ngốc nghếch và khiến người khác bị làm phiền. Song hãy nhớ rằng, một người mẹ có quyền được yêu cầu sự giúp đỡ từ các bác sĩ, để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho chính đứa con của họ.

Ngại tìm kiếm sự giúp đỡ

Lần đầu làm mẹ, phụ nữ thường gặp các vấn đề trong việc cho con bú. Không ít người cảm thấy mặc cảm về chuyện này và không dám tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ và những người xung quanh. Đó là một sai lầm lớn, bởi nếu không giải quyết những khó khăn này ngay từ đầu, nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của người mẹ và sức khỏe của đứa con.

Sau sinh nên ăn gì?


Cũng giống như trong thời gian mang thai, sau sinh nở mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để nhanh phục hồi và có nhiều sữa.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau sinh phụ nữ vẫn cần bổ sung thêm khoảng 300-500 calo mỗi ngày (với người bình thường, lượng calo cần mỗi ngày là 2.000 thì khi cho con bú là khoảng 2.300-2.500 calo).
Ngoài những thực phẩm bổ dưỡng, mẹ cũng cần lưu ý tránh những đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường, nước uống có ga, chất kích thích. Một nguyên tắc trong ăn uống mà chị em phải ghi nhớ đó là ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa.
Dưới đây là những thực phẩm mẹ cần bổ sung sau sinh để nhanh phục hồi sức khỏe nhất:
Nước
Để có đủ sữa, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày gồm nước lọc, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa… Bạn nên ăn khoảng 2.500 calo/ngày, thành phần thức ăn phải được cân đối để phục hồi sức khỏe và giúp cho quá trình tạo sữa được tốt. Khẩu phần ăn có thể chia làm nhiều bữa trong ngày để tốt nhất cho hệ tiêu hóa.
 Sau sinh nên ăn gì? - 1
Uống đủ nước rất tốt cho nguồn sữa mẹ sau sinh. (ảnh minh họa)
Rau xanh
Đa phần các sản phụ đều bị táo bón sau khi sinh. Táo bón kéo dài sẽ dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng như trĩ, sa trực tràng, sa dạ con… Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước là cách tốt nhất để tránh táo bón. Sau mỗi bữa ăn mẹ cũng nên ăn một vài loại hoa quả tươi, chia làm nhiều lần trong ngày sẽ giúp cơ thể sảng khoái, dễ tiêu hóa.
Thực phẩm giàu sắt
Sắt là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình tạo máu, vận chuyển dinh dưỡng và oxy để đốt cháy tạo nên năng lượng hoạt động cho cơ thể. Thiếu sắt thời kỳ hậu sản gây nên hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ qua nguồn sữa mẹ. Với phụ nữ sau khi sinh, sắt là nhu cầu bức thiết trong khẩu phần ăn, uống hàng ngày. Những thực phẩm chứa sắt như các loại rau, quả, lòng đỏ trứng, thịt nạc, cá, rau muống, thịt bò… Nếu lượng sắt chưa được bù đắp trong việc ăn uống, có thể dùng thêm thuốc chứa sắt bổ sung. Nên ăn thêm hoa quả để bổ sung lượng vitamin C làm tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.
Protein
Protein góp phần xây dựng cơ thể, xây dựng mô, gia tăng khả năng đề kháng, chống lại sự nhiễm trùng thời kỳ hậu sản, cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết. Những thực phẩm giàu protein là: thịt lợn, sữa, sản phẩm từ sữa, thịt gà, đậu, trứng, các loại hạt, hải sản…
Sữa
Sữa không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mà còn bổ sung năng lượng phụ cần thiết, lượng protein cao, bổ sung sắt, calcium và các vitamin cũng như muối khoáng cần thiết khác giúp cho các bà mẹ khỏe mạnh khi phải thức đêm, ngủ không đủ giấc.
Bổ sung vitamin
Nếu protein xây dựng cấu trúc cơ thể thì vitamin lại duy trì các chức năng của cơ thể hoạt động bình thường, tăng hoạt động của hệ hô hấp. Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin không xa lạ gì, chính là rau xanh và các loại hoa quả tươi. Các bà mẹ nên lựa chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, hợp khẩu vị, thay đổi thức ăn thường xuyên để tăng cảm giác thèm ăn. Nên chọn thực phẩm tươi, sống, rau sạch. Thức ăn cần được nấu chín kỹ để không bị ngộ độc thực phẩm.

Điều kiêng cữ phụ nữ cần biết sau sinh


Rau bí, cải, cần, trái cây chua không hề gây hại cho bà đẻ, mà giúp bạn tránh được chứng táo bón phiền phức.
1. Ăn uống
- Phụ nữ sau sinh nên kiêng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia. Ngoài ra, cũng nên hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chua, cay.
- Nên ăn những đồ ăn lành bụng như thịt nạc kho nghệ, thịt gà rang gừng, rau ngót, tôm… Đây là giai đoạn cơ thể người mẹ cần nhiều dưỡng chất nên cần ăn thức ăn đa dạng để hồi phục và tiết sữa.
- Hạn chế ăn canh hay uống nhiều nước là hoàn toàn không có cơ sở khoa học vì nước không thể làm ‘rỗng ruột’ mà ngược lại nó giúp cơ thể mẹ tiết sữa tốt hơn. Một ngày bà mẹ nên bổ sung cho cơ thể tối thiểu 2,5 lít nước.
- Kiêng rau bí, cải, cần, trái cây chua… thì thật phí. Các loại rau quả này không hề gây hại cho bà đẻ mà giúp bạn tránh được chứng táo bón phiền phức.
- Phụ nữ sau sinh nên kiêng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia.

Ảnh minh họa
2. Tư thế ngủ
Phụ nữ sau sinh cần tránh ngồi xổm hoặc ngủ trong tư thế nửa nằm nửa ngồi. Nếu ngồi và ngủ trong tư thế này dễ khiến tử cung bị sa hoặc lâu hồi phục hơn.
3. Tắm gội
- Tránh tắm bằng nước lạnh. Bà đẻ nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh từ 5-10 phút để tránh nhiễm lạnh.
- Quan niệm ‘Phụ nữ sau sinh một tháng sau sinh mới được tắm’ là hoàn toàn sai bởi khi không được tắm sớm, cơ thể mẹ sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và thậm chí còn lây sang con. Thông thường 3 hoặc 4 ngày sau sinh là bà đẻ có thể tắm được.
4. Hoạt động
- Vận động nhẹ nhàng: Sản phụ sinh thường có thể tập thể dục nhẹ nhàng 6 tuần sau sinh. Còn người sinh mổ thì cần 6 tháng. Nếu bạn không vận động, khí huyết sẽ không lưu thông gây mệt mỏi.

 

Ảnh minh họa
5. ‘Chuyện ấy’ sau khi sinh
- Khi hết sản dịch là có thể khôi phục ‘chuyện ấy’. Theo y học hiện đại, chỉ cần khi cơ thể đã phục hồi và sản dịch hết là người phụ nữ có thể quan hệ tình dục.
6. Bài tập hỗ trợ cho sản phụ co dạ con tốt, chống sa sinh dục
- Có 2 bài tập đơn giản đối với sản phụ sau đẻ được khuyên. Những bài  tập không tốn kém, có thể tập bất cứ lúc nào mà rất có hiệu quả, an toàn hơn phương pháp phẫu thuật. Sản phụ không cần phải đợi sau 6 tuần mà có thể bắt đầu ngay từ tuần đầu sau sinh.
Thứ nhất là bài ngừng tiểu buổi sáng. Đi tiểu đếm nhẩm 1-5s rồi ngừng dòng tiểu lại 5s, sau đó mới đi hết. Ngừng  tiểu chính là tập cho nhóm cơ nâng bàng quang, co âm đạo và hậu môn được săn chắc lại sau sinh nở. Phụ nữ có thể tập bài này có thể suốt cuộc đời để giúp tăng độ khít âm đạo, tránh các nguy cơ bị són tiểu, són phân khi có tuổi.
Bài tập thứ 2 mang tên Kegel - nhà sản khoa Mỹ nổi tiếng sáng tạo năm 1948. Đây là bài tập co thắt âm đạo cũng rất đơn giản, người tập có thể chủ động tập vào lúc lên cầu thang, đi ngoài đường, lúc bế con, ngồi nói chuyện, nấu ăn. Bài tập giúp phục hồi chức năng các cơ, mạch máu, thần kinh bị tổn thương khi đẻ. Không chỉ có tác dụng chống sa sinh dục, mất chủ động về đại, tiểu tiện (són phân, són tiểu) mà còn cải thiện quan hệ tình dục do giảm đau, tăng hưng phấn.

9 quy tắc ăn uống mẹ cho con bú phải nhớ


Trong thời gian cho con bú, mẹ nên ăn thức ăn nóng, bổ sung nhiều vitamin và đừng quên uống nước.

Đối với các mẹ đang cho con bú, việc ăn uống là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tham khảo một số mẹo về ăn uống thông minh để luôn đảm bảo mẹ khỏe bé ngoan dưới đây:
Hạn chế dùng thực phẩm đã qua chế biến
Thực phẩm tốt nhất cho mẹ đang cho con bú là những loại thực phẩm chưa qua chế biến và thêm phụ gia bởi bước chế biến này sẽ làm mất đi lượng vitamin, các khoáng chất và chất chống oxy hóa quý giá. Vì vậy, các loại rau quả xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành và sữa ít béo đều là những lựa chọn thông minh cho mẹ.
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể
Mẹ nuôi con nhỏ thường không được ngủ đủ giấc, việc này có thể khiến cơ thể bị mất nước cũng giống như khi uống ít nước vậy. Nếu bạn ngại uống nước trắng, thì hãy thử thay thế bằng nước dừa hay ăn dứa hấu. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm cam, dâu, dưa chuột hay cần tây bởi các loại rau quả này đều có thể dễ dàng bổ sung nước cho cơ thể.
 9 quy tắc ăn uống mẹ cho con bú phải nhớ - 1
Dứa hấu chứa hàm lượng nước cao và cũng rất dễ ăn. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu kali như mơ sấy khô, chuối, rau lá xanh, khoai tây hay đậu lima bởi chũng có khă năng điều chỉnh khả năng giữ nước của cơ thể.
Ăn nhiều bữa
Các chuyên gia dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em đều khuyên phụ nữ đang cho con bú nên ăn thành nhiều bữa, cụ thể là nên ăn nhẹ cách khoảng 2-3 tiếng một lần để liên tục duy trì năng lượng cho cơ thể.
Ăn nóng
Có thể bạn chưa biết nhưng khi mang thai, sự phát triển của thai nhi khiến cơ thể mẹ thường xuyên bị nhiệt và cảm thấy nóng hơn. Do vậy, sau khi sinh con, mẹ nên chọn các món hầm, món súp hay mì ống để cân bằng lại cơ thể.
Làm đầy tủ đá với đồ ăn
Nếu công việc của bạn khá bận rộn và khó có thời gian để chuẩn bị các món ăn mỗi ngày thì cũng có thể chuẩn bị trước thịt hầm, súp hay nấu đông và đóng băng trên ngăn đá của tủ lạnh để dùng sau. Như vậy bạn hoàn toàn có thể thưởng thức những món ăn cần nấu cầu kỳ và tốn nhiều thời gian này chỉ sau ít phút làm nóng lại trong lò vi sóng.
Tiếp tục bổ sung vitamin
Rất nhiều loại vitamin có thể được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn qua các thực phẩm bạn ăn hàng ngày so với việc dùng viên uống bổ sung. Nhiều mẹ cho rằng chỉ khi mang thai mới cần bổ sung nhiều vitamin hơn, tuy nhiên thực tế thì cơ thể mẹ sau sinh, đặc biệt là mẹ đang cho con bú cũng cần được chú ý cung cấp vitamin như trong thai kỳ.
Ngoài ra, một ly sinh tố có lẽ cũng là cách tương đối hoàn hảo và khá đơn giản để cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin cũng như chất dinh dưỡng. Yến mạch, rau xanh và hạt chia có thể xay kết hợp với trái cây hay sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ.
Rong và tảo biển
Rong biển chứa hàm lượng cao sắt – một khoáng chất vô cùng quan trọng cho cơ thể mẹ. Một gợi ý cho mẹ ngại vị tanh của rong biển là món sushi. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng tảo biển bởi chúng cũng là một nguồn cung cấp sắt khá dồi dào.
 9 quy tắc ăn uống mẹ cho con bú phải nhớ - 2
Rong và tảo biển đều chứa hàm lượng cao sắt. (Ảnh minh họa)
Bổ sung chất xơ
Đừng nghĩ rằng sau khi sinh con thì tình trạng nhiệt ‘đau khổ’ trong thai kỳ sẽ kết thúc bởi việc cho con bú cũng khiến cơ thể mẹ rất dễ dàng bị nhiệt. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ bằng cách sử dụng một số loại thực phẩm rất dễ tìm như yến mạch, quả sung, quả táo (cả vỏ), lê, gạo lứt, đậu đen, hay củ cải xanh.

Những “thiệt thòi” trẻ đẻ mổ phải chịu


Các chuyên gia y tế luôn khẳng định nếu mẹ có một thai kỳ bình thường thì đẻ thường vẫn là tốt nhất, đặc biệt cho trẻ sơ sinh.

Tỷ lệ sinh mổ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ngoài lý do về bệnh lý, mẹ bầu bị chỉ định phải đẻ mổ thì có rất nhiều bà mẹ với tâm lý sợ đau đẻ, sợ ảnh hưởng đến vùng kín hay chỉ đơn giản là có thể chủ động trong ca sinh mà chọn đẻ mổ.
Ngoài những lợi ích tích cực kể trên, bà bầu cần biết rằng với sản phụ và trẻ sơ sinh, đẻ thường vẫn là tốt nhất. Đẻ mổ không chỉ khiến mẹ lâu hồi phục sức khỏe, sữa lâu về mà còn khiến thai nhi đối mặt với nhiều nguy cơ như khả năng miễn dịch thấp, dễ bị suy hô hấp và rất khó đẻ bú mẹ.
Dưới đây là những thiệt thòi trẻ đẻ mổ phải chịu, mẹ bầu cần biết để cân nhắc lựa chọn phương pháp sinh con cho phù hợp:
Khả năng miễn dịch thấp
Việc không đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ khi chào đời bằng phương pháp đẻ mổ khiến phổi của trẻ không nhận được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, nên nhiều bé còn tồn dịch phổi, dễ bị khò khè hoặc mắc các bệnh về hô hấp sau này. Theo các chuyên gia, hệ hô hấp của những bé sinh thường bao giờ cũng tốt hơn sinh mổ.
sinh mổ, trẻ sơ sinh, sinh thường
Trẻ đẻ mổ thường có hệ miễn dịch kém hơn trẻ đẻ thường. (ảnh minh họa)
Còn đối với trẻ sinh thường, bé được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo của mẹ. Vì thế, tự cơ thể của bé có thể sản xuất hệ miễn dịch. Đây là bước quan trọng đầu tiên để phát triển hệ miễn dịch của trẻ. Ở trẻ sinh mổ, bé không tiếp nhận được vi khuẩn có lợi từ âm đạo của mẹ dẫn đến vi khuẩn có lợi chậm khu trú trong đường ruột nên sự phát triển của hệ miễn dịch bị chậm trễ.
Hơn nữa, với sản phụ sinh thường, trong quá trình chuyển dạ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giúp trẻ đề kháng tốt hơn. Nên nến trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt thì trẻ sinh mổ phải mất có thể tới 6 tháng thì hệ miễn dịch mới hoàn thiện. Đó là lý do vì sao trẻ sinh thường thường ít ốm vặt và hơn trẻ sinh mổ.
Hệ tiêu hóa non kém
Ngoài hệ miễn dịch yếu kém, nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan cũng chỉ ra rằng phương pháp sinh mổ còn ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hoá, dẫn đến những triệu chứng dễ gặp ở trẻ như: nôn trớ, táo bón, nôn ói, kém phát triển, tiêu chảy,… do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm chạp. Đặc biệt, với hệ tiêu hóa còn non nớt dẫn đến việc hấp thu dưỡng chất bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, khoa học cũng cho thấy rằng, 2/3 hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Vì thế, sự cân bằng của hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch. Các loại vi khuẩn có lợi nằm trong đường tiêu hóa còn có thể hỗ trợ cơ thể trẻ sản xuất các chất kháng thể chống lại bệnh tật.
sinh mổ, trẻ sơ sinh, sinh thường
Các chuyên gia y tế luôn khẳng định nếu mẹ có một thai kỳ bình thường thì đẻ thường vẫn là tốt nhất, đặc biệt cho trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)
Bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc
Cho dù ca mổ thường được tiến hành rất nhanh nhưng thuốc gây mê cho mẹ cũng rất dễ ngấm vào cơ thể trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp mai sau. Không chỉ ảnh hưởng đến trẻ, nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh vì tác dụng độc của thuốc mê nữa đấy.
Dễ sinh sớm
Trẻ sinh mổ có thể gặp phải trường hợp chào đời sớm, đặc biệt trong những trường hợp xác định ngày dự sinh không chính xác, lúc này bé dễ gặp vấn đề về đường hô hấp, vàng da, mất nước, nhiễm trùng…
Khó bú mẹ
Theo khảo sát mới đây, trẻ sinh mổ thường sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn trẻ sinh thường vì có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ. Thêm nữa, việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con có phần hạn chế khi bé bú gặp bất lợi vì bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian phục hồi của mẹ lâu nên con không được chăm sóc chu đáo từ mẹ trong những ngày đầu.

VÌ SAO SAU SINH SẢN PHỤ PHẢI ĂN RAU NGÓT

Rau ngót dường như là món ăn mà hầu hết sản phụ sau sinh đều được ăn ngày 2-3 bữa. Dù sản phụ không thích nhưng vẫn được các bà, các mẹ nấu cho và cố gắng ăn vì nghe nói loại rau này rất tốt. Tuy nhiên tốt như thế nào thì không phải ai cũng biết.


Cho đến nay có hai loại cây rau ngót, cụ thể là rau ngót đỏ và rau ngót màu xanh lá cây. Rau ngót đỏ thường mọc hoang dã. Rau ngót xanh thường được người Việt Nam sử dụng cho nhiều mục đích trong ăn uống và y học. Lá rau ngót thường để khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh...

Ít nhất lá rau ngót chứa 7 hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của các hormone steroid. Lá sau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus (L .) Merr, thuộc họ thầu dầu, chứa ít nhất bảy hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của hormone steroid (như progesterone, estradiol, testosterone, glucocorticoid) và hợp chất eikosanoid (bao gồm cả prostaglandin, prostacyclin, lipoksin, thromboxan và leukotrienes).

Công dụng của rau ngót với sản phụ

+ Khơi thông nguồn sữa

Từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo. Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.

Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi, do đó rau ngót được các nhà khoa học biết đến như là một nguồn cung cấp vitamin C rất cao.
+ Giảm nguy cơ viêm nhiễm

Vitamin C được biết đến như 1 hợp chất chính cơ thể cần thiết trong một loạt các quy trình quan trọng, từ việc sản xuất collagen (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzyme, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương và cải thiện chức năng não để chúng ta đạt được cường độ làm việc tối ưu.

+ Tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài ra, lá rau ngót cũng là một nguồn vitamin A là tương đối cao. Vitamin A cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh.

Lá rau ngót có một mức canxi rất tốt. Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất cần thiết cho cơ thể. Tiêu thụ canxi ít hơn nhu cầu có thể khiến bộ xương kém vững chắc và hoàn thiện, đặc biệt là bệnh loãng xương ở tuổi trẻ, thường xảy ra ở phụ nữ. Cao huyết áp cũng có thể do mức canxi trong máu thấp.

+ Khơi dậy ham muốn

Ngoài ra để tạo thuận lợi cho việc sản xuất sữa, lá rau ngót cũng rất giàu các hợp chất có thể tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục. Lá rau ngót có nhiều hợp chất phytochemical có tác dụng như dược liệu.

Lưu ý khi sử dụng rau ngót

Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.

Việc phát triển các nghiên cứu về lá rau ngót đang được nhiều nước tiếp tục tiến hành, đặc biệt là để loại bỏ các tác động tiêu cực có thể phát sinh. Và lời khuyên của các chuyên gia là rau ngót nên được ăn ngay sau khi nấu.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!