Hiển thị các bài đăng có nhãn Mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kì

Chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kì cần tập trung vào việc bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương và não thai nhi.
Sang đến quý thứ 2 của thai kì, phần lớn các bà bầu đã tạm biệt những ngày nghén ngẩm triền miên, những cơn nôn nghén, sự mệt mỏi và cảm giác chán ăn tan biến. Vừa hay, đây cũng là lúc mẹ nên tập trung lấy lại "phong độ ăn uống" để cung cấp dưỡng chất cho bé yêu, vì đây là giai đoạn mà bộ não, xương, các chi, các đặc điểm trên khuôn mặt hình thành và phát triển mạnh mẽ. Do đó, chế độ ăn cho bà bầu cần tập trung vào 3 nhóm thực phẩm chính, đó là tinh bột; nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất bao gồm axit folic, sắt, canxi, kẽm; tất nhiên, thịt và rau quả là nhóm thức ăn quan trọng thứ 3 trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai giai đoạn này.

1. Các vitamin và khoáng chất bao gồm: sắt, kẽm, canxi và axit folic
Như đã nói ở trên, giai đoạn thứ 2 của thai kì bộ não bé cưng phát triển rất mạnh mẽ, đồng thời hệ xương và chân tay, các chi tiết trên khuôn mặt cũng bắt đầu phát triển; do đó bé cưng cần nhiều sắt, canxi, kẽm và axit folic. Mẹ nhớ bổ sung các thực phẩm giàu những dưỡng chất này nhé!
2. Tinh bột
Các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai lang, bột mì, yến mạch, ngô,... rất cần thiết trong chế độ ăn của bà bầu. Do đó mẹ không nên hạn chế quá mức vì sợ tăng cân, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều để tránh nguy cơ tiểu đường thai kì và mất kiểm soát cân nặng.

3. Thịt và rau quả
Đây là những thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng giữa thai kì, giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cho sự phát triển của thai nhi.
Ngoài 3 nhóm thực phẩm chính như trên, bà bầu cũng cần bổ sung thêm vitamin D, vitamin A, protein,... để đảm bảo chế độ dinh dưỡng toàn diện nhất. Cụ thể, mẹ nên ăn những thực phẩm gợi ý dưới đây:
Thực phẩm giàu sắt, canxi, kẽm
Các khoáng chất này chứa nhiều trong thịt bò, rau lá xanh, hải sản, rong biển, sữa, chuối, hàu, trứng, đậu nành,... Ngoài rabà bầu có thể bổ sung thêm viên sắt, canxi,... nếu bác sĩ yêu cầu trong trường hợp xét nghiệm cho thấy cơ thể vẫn thiếu các khoáng chất trên; tất nhiên, liều lượng bổ sung phải theo chỉ định của bác sĩ.
Thực phẩm giàu axit folic
Hãy ăn thêm nhiều quả bơ, măng tây, cam, sữa, bông cải xanh, rau bina, hạnh nhân, hạt hướng dương,... và có thể uống thêm viên axit folic nếu bác sĩ yêu cầu.

Thực phẩm giàu tinh bột:
Thật đơn giản, bà bầu chỉ cần ăn cơm, bánh mì hoặc các loại ngũ cốc, khoai,... là có thể bổ sung thêm tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày. Những mẹ bị thừa cân nên lưu ý hạn chế lượng tinh bột để tránh tăng cân quá mức, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên ăn nhiều những thức ăn bổ dưỡng dưới đây trong thai kì giữa:
- Cá hồi: Giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D và DHA rất có lợi cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Đây là món ăn giúp bé cưng phát triển toàn diện và thông minh mà mẹ không nên bỏ qua.
- Trứng gà: Là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào và chứa một lượng cholin không nhỏ hỗ trợ não bé phát triển khỏe mạnh.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua,... giàu vitamin D, canxi và lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và hỗ trợ thai nhi lớn lên khỏe mạnh.
- Các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ,... chứa nhiều omega-3 có lợi cho bộ não của thai nhi. Mẹ có thể thêm chúng vào bữa phụ hoặc ăn vặt hàng ngày nhé!
- Quả bơ: Chứa nguồn dinh dưỡng "khổng lồ" như axit folic, omega-3, vitamin C, B và kali, loại quả này thực sự rất tốt và được mệnh danh là "bạn của bà bầu".
Ngoài ra, một chế độ ăn với thực phẩm tươi sạch, nhiều rau xanh và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp bé yêu "tăng tốc" trong giai đoạn này mà mẹ giữ được cân nặng ổn định.

Một điều quan trọng cần lưu ý trong chế độ ăn cho bà bầu nữa là cần tránh những thực phẩm gây hại, những thức ăn không tốt cho sức khỏe như:
- Các loại gia vị cay, nóng: Ớt, tiêu, quế, hồi,... là những gia vị mẹ nên hạn chế trong suốt thai kì vì chúng có thể khiến phụ nữ mang thai dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sự bài tiết và có thể gây bệnh trĩ, táo bón. Ngoài ra, quá nhiều ớt không tốt cho dạ dày của bà bầu, và dùng nhiều quế thậm chí có thể kích thích tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.
- Đồ ăn chứa nhiều đường
Nhiều bà bầu rất thèm đồ ngọt khi mang thai, nhưng đừng quá ham của ngọt vì lượng đường dư thừa ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe; có thể gián tiếp gây ra sự thiếu hụt canxi khiến bé chậm phát triển hệ xương. Ngoài ra, ăn nhiều đường và tinh bột khiến bà bầu dễ tăng cân quá mức và gây tiểu đường thai kì.
- Hạt nêm, bột ngọt
Dẫu các loại gia vị này giúp thức ăn trở nên ngon miệng hơn, bà bầu cũng nên bỏ thói quen nêm nếm khi nấu nướng vì sodium glutamate chứa trong bột ngọt và các loại hạt nêm dễ làm tiêu hao một lượng kẽm của cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của bé.
- Đồ hộp
Dẫu biết là rất tiện nhưng các loại đồ hộp hoàn toàn không nên sử dụng trong chế độ ăn cho bà bầu. Lý do là vì quá nhiều chất phụ gia, chất bảo quản,... ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Độ mờ da gáy: Những điều mẹ bầu cần biết


Đo độ mờ da gáy là cách để chẩn đoán hội chứng Down sớm nhất trong thai kỳ.

3 tháng đầu mang thai, việc cần làm nhất mà các mẹ thường nhắc nhở nhau đó là đo độ mờ da gáy. Vậy độ mờ da gáy quan trọng như thế nào? Xét nghiệm này có nguy hiểm đến mẹ và bé hay không? Hãy cùng đi tìm hiểu về xét nghiệm vô cùng quan trọng trong thai kỳ này.
Đo độ mờ da gáy là gì?
Đo độ mờ da gáy (tiếng anh là Nuchal translucency, viết tắt là NT) là cách kiểm tra vùng da gáy ở thai nhi bằng cách siêu âm thai vào tuần từ 11-14 thai kỳ. Xét nghiệm này sẽ giúp chẩn đoán sớm nhất nguy cơ mắc hội chứng down và từ kết quả đo độ mờ da gáy, bác sĩ sẽ có căn cứ để tư vấn xem sản phụ có cần làm thêm xét nghiệm chọc dò ối hoặc CVS (lấy mẫu nhung màng đệm) vào tuần 16-17 thai kỳ nữ hay không.
 Độ mờ da gáy là gì - 1
Độ mờ da gáy là khoảng cách giữa hai điểm vàng trên ảnh.
Tại sao phải đo độ mờ da gáy ở tuần 11 – 14 của thai kỳ?
Việc đo độ mờ da gáy thường được chỉ định bắt buộc thực hiện ở tuần 11-14 thai kỳ. Vì sao vậy? Theo các chuyên gia khoa sản, mẹ nên thực hiện đo độ mờ da gáy vào những tuần thai này bởi nếu thực hiện quá sớm (trước 11 tuần) thì da gáy sẽ rất mờ vì thai nhi còn quá khó khiến kết quả không chuẩn xác.
Còn nếu thực hiện khi thai nhi đã quá 14 tuần thì kết quả độ mờ da gáy lạ trở về bình thường (nhưng không có nghĩa là thai nhi bình thường), khi đó kết quả sẽ không còn ý nghĩa gì. Vì vậy, việc thực hiện từ tuần 11-14 là vô cùng quan trọng nên các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý mốc thai kỳ này.
Cách thực hiện như thế nào?
Đo độ mờ da gáy không phức tạp như các xét nghiệm khác mà được thực hiện vô cùng đơn giản. Kỹ thuật đo được thực hiện qua siêu âm thai là chủ yếu. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, với những mẹ có tử cung nghiêng về phía sau hoặc nếu mẹ quá béo có thể sẽ phải tiến hành siêu âm đầu dò (qua âm đạo của mẹ) để cho kết quả chính xác nhất. Tất cả những kỹ thuật này không hề gây bất cứ nguy hiểm nào cho mẹ và bé.
Việc siêu âm được thực hiện bằng máy siêu âm trên bụng sản phụ và bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đỉnh đầu đến cuối xương sống thai nhi. Sau đó, tiếp tục đo độ mờ da gáy. Khoảng mờ này ở ngay sau gáy bé kéo dài đến da. Trên màn hình siêu âm, da của bé sẽ có màu trắng và khoảng mờ sẽ là màu đen.
 Độ mờ da gáy - 2
Dễ dàng nhìn thấy độ mờ da gáy trên màn hình siêu âm.
Cũng trong lần siêu âm này, mẹ sẽ có thể nhìn thấy rõ ràng các bộ phận trên cơ thể con như đầu, cột sống, chân tay, bàn chân, bàn tay trên màn hình. Siêu âm ở những tuần thai này cũng có thể giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường ở bụng hay hộp sọ của bé. Tuy nhiên để chắc chắn, mẹ chớ bỏ qua những lần siêu âm tiếp theo ở tuần 16 và 20 thai kỳ.
Kết quả như thế nào là bình thường?
Kết quả đo độ mờ da gáy thường tỷ lệ thuận với tuổi thai khi thực hiện. Với thai nhi 11 tuần thì độ mờ da gáy bằng 2mm là bình thường và với thai nhi 13 tuần 6 ngày, độ mờ da gáy bằng 2,8mm là bình thường.
Thông thường nếu thai nhi có độ mờ da gáy dưới 3,5mm thì không có gì là quá lo lắng và nguy cơ mắc hội chứng Down cũng rất thấp.
Dưới đây là những hình ảnh về mức độ khác nhau của độ mờ da gáy:
 Độ mờ da gáy: Những điều mẹ bầu cần biết - 3
Độ mờ da gáy bằng 1,3 mm sẽ có nguy cơ mắc bệnh Down thấp.Độ mờ da gáy: Những điều mẹ bầu cần biết - 4
Độ mờ da gáy bằng 2,9  cũng là trong giới hạn bình thường. 9 trong số 10 đứa trẻ có kết quả đo độ mờ da gáy bằng 2,5mm – 3,5mm đều bình thường.
 Độ mờ da gáy: Những điều mẹ bầu cần biết - 5
Độ mờ da gáy bằng 6mm là có nguy cao bé bị hội chứng down cũng như các bất thường nhiễm sắc thể khác như bệnh tim mạch.
Những mẹ bầu nào có nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down?
May mắn là không nhiều mẹ bầu có nguy cơ cao sinh con bị hội chứng Down. Hội chứng này dễ mắc ở những bà mẹ:
- Mẹ mang thai ở tuổi cao, trên 35 tuổi.
- Bố hoặc mẹ làm việc hoặc tiếp xúc với các chất bức xạ, hóa chất độc hại.
- Người mẹ có tiền sử thai chết không rõ nguyên nhân hoặc gia đình 2 bên có người bị dị tật, tâm thần.
- Mẹ nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ, bị sốt cao hoặc sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới thai nhi trong giai đoạn này.
Hậu quả của hội chứng Down
Trẻ bị hội chứng Down có nhiều mức độ khác nhau và thường sẽ không nhận thức được cuộc sống xung quanh, phát triển thần kinh chậm và có dấu hiệu như: đầu nhỏ, ngắn, cổ ngắn, mặt ngây ngô, mắt xếch hoặc bị lác, miệng luôn há và trễ ra ngoài,… và có thể bị một số bệnh lý bẩm sinh như ung thư máu, thiểu năng, nhẹ cân, bệnh tim mạch,…
Nhìn chung, trẻ bị down là gánh nặng cho gia đình và xã hội, vì vậy càng phát hiện sớm càng tốt để tránh những hậu quả nặng nề về sau.
 Độ mờ da gáy: Những điều mẹ bầu cần biết - 6
Trẻ bị down sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội, vì vậy càng phát hiện sớm càng tốt để tránh những hậu quả nặng nề về sau. (ảnh minh họa)
Có cần làm thêm xét nghiệm gì để biết thai nhi có nguy cơ bị down?
Khi thai nhi có nguy cơ bị bệnh Down cao, mẹ nên làm thêm xét nghiệm:
- Thai nhi 11-13 tuần tuổi: Đo độ mờ da gáy kết hợp với xét nghiệm PAPP-A, Free- β HCG giúp cho kết quả chuẩn xác nhất.
- Thai nhi 16-18 tuần tuổi: Đo độ mờ da gáy kết hợp xét nghiệm triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol) để xác định bệnh down và các khiếm khuyết ống thần kinh.

Tăng cân nhiều khi mang thai, con vẫn suy dinh dưỡng, tại sao?


Phải bồi bổ thật nhiều trong thời gian mang thai là tâm lý chung của nhiều người, nhiều gia đình. Vậy là dù muốn dù không, các bà bầu thi nhau tăng cân vù vù trong thai kỳ. Điều đáng nói ở đây là, nhiều trường hợp “mẹ tròn” nhưng con lại suy dinh dưỡng.



Những lý do chính đáng để tăng cân

Với suy nghĩ, khi mang thai phải ăn cho hai người, nghĩa là ăn gấp đôi bình thường, nhiều bà bầu được gia đình ưu tiên trước nhất tất tần tật những món ngon, bổ và ăn bất kể giờ giấc. Nhiều người không muốn, không thích nhưng vẫn cố nạp vào vì con yêu.

Trong khi đó, nhiều bà bầu lại thỏa thích ăn món mình thèm vì cho rằng, càng nặng cân càng tốt cho con.
Một số người không thèm ăn vẫn cố ăn nhiều món vì “nghe đồn là” tốt cho sức khỏe của hai mẹ con. Nào là trứng ngỗng, nước dừa, nước mía… chưa biết tốt đến mức nào, nhưng trước mắt đã thấy tăng cân ào ào.

Tăng cân nhiều có thật sự tốt cho thai nhi?

Sự thật là cân nặng của mẹ không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe và phát triển của thai nhi. Và tình trạng mẹ tăng cân nhiều (trên 20kg) nhưng con bị suy dinh dưỡng ngày càng trở nên phổ biến.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó nguyên nhân chính là do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa được cân bằng.

Mẹ ăn nhiều nhưng chỉ tập trung vào một vài món, không phong phú, đa dạng các nhóm thực phẩm nên hàm lượng dinh dưỡng không đầy đủ, làm thai nhi thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Bên cạnh đó, việc tăng cân quá nhiều có thể làm mẹ có nguy cơ cao bị tiểu đường, băng huyết sau sinh… và các biến chứng khác.

Tăng cân bao nhiêu thì hợp lý?

11,5-16kg là mức tăng hợp lý khi mang thai đối với người bình thường, khỏe mạnh. Nếu thai phụ ốm, nên tăng nhiều hơn (12-18kg) và với mẹ thừa cân nên tăng ít hơn (7-11,5kg).

Về chế độ dinh dưỡng, nên ăn đa dạng thực phẩm, chia làm nhiều bữa và nên tư vấn về một chế độ luyện tập phù hợp. Trong 3 tháng đầu, bạn không cần thêm calorie đâu. 3 tháng giữa, mỗi ngày bạn cần thêm 340 calorie và 450 calorie mỗi ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ.

15 THỰC PHẨM BÀ BẦU TUYỆT ĐỐI TRÁNH

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm cho thai nhi, các mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn những loại thực phẩm dưới đây.

1. Quả mướp đắng

Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai.

2. Quả dứa

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.

3. Táo mèo

Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

4. Quả nhãn

Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.

5. Đu đủ xanh

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.


Đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung.

6. Quả đào

Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

7. Khoai tây mọc mầm xanh

Đây là thực phẩm rất độc vì có chứa một chất độc có tên là Solanin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người ta chưa lường hết, nhất là rủi ro gây sẩy thai.

8. Rau sam

Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

9. Rau răm

Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.

Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.

10. Rau ngót

Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… Trong rau ngót có chứa vitamin K, một loại vitamin hiếm trong giới thực vật. Đồng thời trong rau ngót còn có một lượng đạm thực vật, sắt, mangan và vitamin A.

Tuy nhiên trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.

11. Phô mai tươi và phô mai loại mềm

Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

12. Sushi

Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.

13. Cá có chứa thủy ngân

Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.

14. Caffein

Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa.

15. Đồ uống có cồn

Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng…
Theo Phunutoday

Tránh xa tác nhân khiến mẹ dễ sinh con dị tật


Sức khỏe, tuổi tác và môi trường sống của bố mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Để sinh được những đứa con khỏe mạnh, thông minh việc cần thiết mẹ cần làm đó là lên kế hoạch có bầu từ trước đó 3-6 tháng. Trong thời gian này, mẹ cần từ bỏ những thói quen xấu, bổ sung dinh dưỡng vào cơ thể và cần tránh 6 nguy cơ tiềm ẩn dễ sinh con dị tật dưới đây:
Sau tuổi 35
Sinh con muộn là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ ngoài tuổi 35 không chỉ sức khỏe sinh sản suy giảm nghiêm trọng mà còn tăng nguy cơ sinh con dị tật vì lúc này chất lượng trứng đã kém đi rất nhiều, dễ gây đột biến nhiễm sắc thể.
Khi sức khỏe cả vợ và chồng yếu, đang mắc bệnh
Sức khỏe của các người chồng và vợ đều rất quan trọng trong quá trình thụ thai. Nếu ai trong hai người bị các bệnh truyền nhiễm cấp tính như viêm gan siêu vi, rubella, cúm… thì đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như trứng và phôi thai.
Tiếp xúc với bức xạ
Vợ chồng đang trong thời gian điều trị bệnh bằng bức xạ hoặc tiếp xúc quá nhiều với bức xạ nhiệt cũng có thể gây ra những rủi ro ngoài ý muốn khi thụ thai. Ngoài ra, mẹ mang thai sử dụng bừa bãi các loại thuốc, đặc biệt là giai đoạn đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi.
 Tránh xa tác nhân khiến mẹ dễ sinh con dị tật - 1
Sức khỏe, tuổi tác và môi trường sống của bố mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. (ảnh minh họa)
Đang dùng thuốc
Nếu mẹ đang sử dụng thuốc để chữa bệnh tim, chống ung thư, thuốc thần kinh… thì không nên thụ thai bởi những loại thuốc này có thể gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sự rụng trứng cũng như chất lượng nguồn trứng. Khi trứng có chất lượng kém sẽ khiến mẹ việc thụ thai không được như ý muốn.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá có thể giúp mẹ thể hiện cá tính mãnh mẽ hoặc giảm áp lực trong công việc, cuộc sống nhưng việc này không dành cho các mẹ bầu. Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng, các bà mẹ hút nhiều thuốc không chỉ gây tổn hại đến chính sức khỏe của mình mà còn gây hại cho thai nhi. Chất độc từ thuốc lá, đi vào máu tới nhau thai có thể khiến mẹ bị sảy thai, sinh con, thai chết lưu, dị tật thai nhi và nhiều biến chứng thai kỳ khác.
Uống nhiều rượu
Phụ nữ uống nhiều rượu, chất cồn sẽ len lỏi qua nhau thai đi vào phôi thai đang phát triển, gây ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian mang bầu nếu mỗi ngày uống trên 2 ly rượu thì sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mỗi ngày uống từ 2-4 ly thì sẽ khiến thai nhi phát triển dị dạng, ví dụ như não, tai mũi kém phát triển, môi trên dày rộng…
Thường xuyên căng thẳng
Tâm trạng của con người bị điều khiển của hệ thần kinh trung ương và hệ thống nội bài tiết. Một trong những hệ thống nội bài tiết có liên quan mật thiết đến sự thay đổi của tâm trạng con người là tuyến thượng thận. Khi bà bầu căng thẳng, hoocmon sản sinh từ vỏ tuyến thượng thận có thể cản trở vai trò hòa hợp của lớp tế bào phôi mô của thai nhi. Nếu căng thẳng xảy ra trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai thì sẽ gây ra dị tật cho thai nhi như sứt môi hoặc hở hàm ếch.
Ngay sau sinh non hoặc sảy thai
Các chuyên gia khuyên chị em sau khi sảy thai hoặc sinh non ít nhất 6 tháng mới nên có lại. Các  cụ xưa thường nói “một lần sa bằng 3 lần đẻ” để nói lên mức độ nguy hiểm của sảy thai, sinh non. Sauk hi gặp rủi ro này, cơ thể mẹ mất khá nhiều máu và còn bị tổn thương tinh thần nên cần nhiều hơn thời gian để phục hồi trước khi bắt đầy với một thai kỳ mới.

Những công việc nhà cần tránh khi mang thai


Khi mang thai, bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn nên tránh những công việc nhà nặng nhọc, nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ như:


Khi thai càng lớn thì chỉ nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng
1. Tránh cầm vật nặng: Bạn hãy tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe về khối lượng bạn có thể cầm/mang từ giai đoạn đầu thai kỳ đến những tháng tiếp theo. Khi mang thai, bạn phải chịu nhiều áp lực vì sự phát triển của thai nhi dẫn đến sự thay đổi đột ngột về trọng lượng cơ thể và khiến bạn dễ bị đau lưng. Do vậy, hãy tránh những việc nặng chẳng hạn như xách xô nước, mang túi đồ lớn vì có thể gây áp lực lên lưng của bạn.
2. Tránh dùng các sản phẩm chứa nhiều hóa chất: Bạn nên lựa chọn các sản phẩm tự nhiên như dấm hoặc thuốc muối để lau dọn nhà cửa. Nếu phải sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất, bạn tránh lạm dụng quá nhiều. Hãy mang gang tay, đeo khẩu trang và để không gian phòng thông thoáng.
3. Tránh tiếp xúc với phân mèo: Bạn không nên tiếp xúc với phân mèo trong quá trình mang thai vì phân mèo có chứa ký sinh trùng gây bệnh toxoplasmosis. Mặc dù bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến mẹ song có thể nguy hiểm cho bào thai đang phát triển.
4. Tránh trèo cao: Bạn không nên trèo thang hoặc leo lên ghế đẩu vì nguy cơ mất thăng bằng có thể khiến bạn bị ngã. Bạn hãy nhờ người khác giúp đỡ hoặc chờ đợi ít phút dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
5. Tránh gập người liên tục: Bạn không nên gập người nhiều lần khi đang ngủ, lau dọn nhà cửa và giặt quần áo để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến lưng. Nếu muốn nhặt một thứ gì rơi và không có ai giúp đỡ, bạn nên cúi từ từ thay vì gập vội người.
6. Tránh đứng quá lâu: Bạn không nên lựa chọn công việc phải đứng quá lâu để giảm áp lực lên chân và tránh bị phù chân.

Mang thai cần ăn uống gì khi thai nhi thiếu nước ối


Mang thai cần ăn uống gì cho thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ, khi mà bác sĩ báo cho bạn hung tin – thai nhi bị thiếu nước ối.

Mang thai cần ăn uống gì?

Nước ối rất quan trọng đối với thai nhi
Hôm qua đi khám thai, bác sĩ thông báo cho mình 1 tin dữ: thai nhi lớn nhanh, và nước ối có dấu hiệu đi xuống, chỉ còn khoảng 7-8 cm. Tôi hoảng hốt hỏi bác sĩ rằng vì sao nước ối giảm và khi mang thai cần ăn uống gì để tăng nước ối?
Bác sĩ trả lời, theo các nghiên cứu khoa học, nước ối là môi trường miễn dịch, chống nhiễm trùng, giúp thai nhi trao đổi chất. Thiếu nước ối, thai sẽ kém phát triển, biến dạng chi và có thể chết lưu.
Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu ối ở phụ nữ mang thai:
Do thủng màng ối gây ra rỉ ối khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ (hay còn gọi là vỡ ối non).
Và do chính thai nhi sản xuất nước ối kém.
Ở nguyên nhân thứ 2, nếu tình trạng thiếu ối xảy ra ở quý đầu trong thai kỳ là do thai nhi đã bị dị dạng cơ quan tiết niệu như dị dạng thận, thận phát triển không bình thường, thận đa nang… Nếu rơi vào những tháng cuối của thai kỳ (từ 25 đến 28 tuần) do thai chậm phát triển trong tử cung, thai nhỏ, hấp thụ dinh dưỡng kém nên bài tiết nước tiểu kém, dẫn đến nước ối giảm.
Trong trường hợp gần đủ tháng sinh, có thể do thai quá ngày sinh, ở quá lâu trong buồng tử cung, thận mất hết chức năng, bánh rau suy giảm nên nước ối giảm. Vì vậy, trước một trường hợp thiếu ối, BS sẽ suy xét đến tuổi thai để xác định nguyên nhân.
Nguy hiểm hơn, trong trường hợp nước ối hết sẽ dẫn đến dây rốn khô, tuần hoàn kém, gây suy thai, thai chết lưu. Với trường hợp thiểu ối do rỉ ối, có lỗ thủng trên màng ối, nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh rất cao, đặc biệt với người mẹ đang bị viêm nhiễm âm đạo. Nếu tình trạng rỉ ối ở thai phụ không được điều trị kịp thời, thai nhi sinh ra rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não.
Với trường hợp thiểu ối do rỉ ối, có lỗ thủng trên màng ối, nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh rất cao, đặc biệt với người mẹ đang bị viêm nhiễm âm đạo.

Uống nhiều nước, sữa, chanh, cam, mía khi bị thiếu nước ối
Khi gặp tình trạng thiếu ối, phụ nữ mang thai cần ăn uống gì?
Thai phụ gặp tình trạng thiếu ối sẽ được truyền dung dịch đường nhằm khôi phục tuần hoàn tử cung rau.
Bác sĩ cũng khuyến cáo để tăng lưu lượng tuần hoàn đến tử cung, tăng nước ối, thai phụ cần uống nhiều nước, có thể uống gấp rưỡi so với bình thường.
Trong trường hợp của tôi, thai nhi 34 tuần tuổi, bác sĩ yêu cầu mỗi ngày uống trên 2 lít sữa, uống thêm nước dừa, nước cam, chanh và ăn uống bồi bổ để có đủ dưỡng chất tạo nước ối.
Song song đó, tôi cần phải tăng chất dinh dưỡng trong bữa ăn, để tránh trường hợp suy thai. Dù sao thì cũng là 1 may mắn vì nước ối ở mức 7-8cm chỉ mới là ít, chưa đến mức thiếu nước ối. Tuy vậy, tôi, cũng như các bà mẹ mang thai cùng tình trạng này cần lưu ý khám thai thường xuyên và theo dõi thai máy mỗi ngày.
Ngoài việc lưu ý mang thai cần ăn uống gì, các mẹ bầu khi nghỉ ngơi cần lưu ý nằm nghiêng sang trái để giải phóng hệ thống tuần hoàn ở tử cung, tránh tử cung chèn vào mạch máu. Nếu thai phụ thấy bụng nhỏ dần, thai giảm cử động hoặc có dịch chảy ra ở âm đạo thì nên đi khám và siêu âm tại bệnh viện để xác định có phải do thiếu nước ối hay không.