Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chăm sóc bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Sai lầm trầm trọng khi pha sữa thật đặc giúp con hết nôn trớ

Với những trẻ hay nôn trớ hoặc mắc chứng trào ngược thực quản bẩm sinh, mẹ cần tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sỹ, không nên tự ý thêm bột pha sữa hoặc dùng các loại sữa đặc với hy vọng giảm triệu chứng nôn trớ ở bé.
Nhiều bà mẹ có thói quen pha sữa công thức thật đặc hoặc pha thêm bột ngũ cốc vào để bé no lâu hơn. Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp cho rằng uống sữa đặc có thể giảm tình trạng trớ sữa hoặc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản ở trẻ nhỏ. Điều này có thực sự đúng không? Mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định cho con sử dụng nhé.
1. Không có loại sữa công thức nào có thể trị chứng trào ngược ở những trẻ đang bú mẹ
Nếu bé đang bú sữa công thức hoặc song song bú cả sữa mẹ và sữa công thức, và được chẩn đoán là mắc chứng trào ngược thực quản, mẹ nên chọn loại sữa chống nôn trớ cho bé.
Loại sữa này tương tự như các loại sữa công thức khác, tuy nhiên nó đặc hơn do một lượng lactose được thay thế bởi ngũ cốc. Tuy nhiên trên thực tế các loại sữa chống nôn trớ này không có nhiều tác dụng như mẹ nghĩ. Cũng chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tính hiệu quả của các loại sữa chống nôn trớ.
Ngoài ra, sữa chống nôn trớ thường hay bị vón cục, pha mà không tan hết. Vì vậy các chuyên gia khuyến nghị không nên dùng bất cứ loại sữa chống nôn trớ nào để trị chứng nôn trở ở trẻ, đặc biệt là trẻ đang bú mẹ.

Một số trẻ bị nôn trớ do dị ứng với protein trong sữa. Nhưng trong trường hợp này, sữa chống nôn trớ hoặc sữa không có lactose cũng không giúp được gì, bởi hai loại sữa này đều có chứa protein.
Với những trẻ hay nôn trớ hoặc mắc chứng trào ngược thực quản bẩm sinh, mẹ cần tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sỹ, không nên tự ý thêm bột pha sữa hoặc dùng các loại sữa đặc với hy vọng giảm triệu chứng nôn trớ ở bé.
2. Pha sữa với bột ngũ cốc không giúp bé hết nôn trớ
Cho bé uống sữa đặc hơn chỉ giảm số lần bé trớ trong ngày, chứ không thể giải quyết triệt để hiện tượng thức ăn trào ngược lên thực quản.
Những bé hay bị trào ngược hoặc nôn trớ có xu hướng nhẹ cân hơn những bé khác. Tuy nhiên nếu bé vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường, mẹ không cần thiết phải cho bé uống sữa đặc hơn.
3. Cho bé uống sữa đặc hơn có thể gây hại với bé đang bú sữa mẹ
Các loại sữa pha ngũ cốc thường đặc hơn nhiều so với sữa mẹ và khó tiêu hóa hơn. Vì vậy có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
4. Có thể khiến bé khó chịu hơn
Một số vấn đề bé có thể gặp khi uống sữa đặc hơn so với công thức như tiêu chảy, táo bón, quấy khóc.
5. Có thể gây nguy hiểm
Không những gây ra những triệu chứng khó chịu cho bé, các loại sữa pha ngũ cốc có thể khiến thời gian tiêu hóa sữa lâu hơn và tình trạng nôn trớ, trào ngược trầm trọng hơn.

6 sai lầm dễ gặp khi cho bé ăn dặm


Trong quá trình chế biến thức ăn và cho bé ăn dặm, đôi khi chúng ta mắc phải những sai lầm. Tuy không gây nguy hiểm tức thì cho bé nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con hay làm bé mắc chứng biếng ăn…

Ảnh minh họa: Internet
1. Thức ăn hâm đi hâm lại
Do quá bận rộn, một số mẹ đã phải chọn cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu, mà bé lại ăn mỗi bữa không nhiều. Nhưng khi mẹ hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa chỉ có một mùi vị.
2. Nghiền nhuyễn mọi thức ăn
Việc làm này của mẹ đã vô tình tước đi cơ hội học nhai của bé. Thức ăn được nghiền nhuyễn khiến bé chỉ còn biết nuốt chửng khi ăn. Do vậy, bé sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dễ khiến bé nhanh chán và mắc chứng biếng ăn.
Thực tế, mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, nghiền nhuyền mọi thứ ăn cho bé. Hãy tập cho con học xúc và nhai ngay khi có cơ hội để đến tuổi mẫu giáo bé nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa.
3. Dùng nước hầm xương để nấu cháo
Có không ít mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Các mẹ này tin rằng, nước hầm xương sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và trẻ có thể hấp thu hết những chất này.
Thế nhưng, có không ít mẹ cảm thấy bực mình và chán nản vì dù ngày nào cũng cho con ăn cháo nấu từ nước hầm xương nhưng con vẫn không hề tăng cân. Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
4. Thêm ngũ cốc vào cháo
Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo.
Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của bé, nhất là độ tuổi ăn dặm. Khi thêm ngũ cốc vào trong bột hay cháo của bé thì vô tình mẹ đã khiến con bị khó tiêu.
5. Dùng cháo dinh dưỡng
Một số mẹ bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ngoài vỉa hè cho con ăn. Nhiều bé ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng không đủ chất.
Một số bé khác phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì vậy mẹ nên hạn chế việc con ăn cháo không rõ nguồn gốc. Nếu buộc phải dùng, nên bổ sung thêm dầu ăn, trứng vào cháo trước khi cho bé ăn.
6. Nêm mình vừa ăn
Trẻ nhỏ có vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều. Con người càng lớn thì lưỡi càng bị “chai” đi nên thực tế người lớn ăn mặn và đậm đà nhiều vị hơn trẻ nhỏ rất nhiều.
Do vậy, khi nêm nếm thức ăn cho bé, nếu vừa miệng bạn thì đã là rất đậm, rất mặn với trẻ rồi. Bạn cần hạn chế tối đa việc nêm nếm gia vị, cho trẻ ăn càng nhạt càng tốt ngay từ nhỏ.
Những điều mẹ cần nhớ khi nêm thức ăn cho bé:
- Nêm nhạt so với khẩu vị của mẹ vì vị giác của bé còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với bé
- Mắm muối cần được cho vào lúc thịt (cá, bột và cháo) đã chín và trước khi cho rau và dầu ăn.
- Nêm với lượng vừa đủ theo độ tuổi của bé.

Nhìn tay đoán tín hiệu sức khoẻ của trẻ sơ sinh

Bàn tay nhỏ xinh của trẻ không chỉ để chơi, cầm nắm mà còn nếu quan sát và nhìn kỹ, mẹ sẽ phát hiện ra rất nhiều điều lý thú khác. Bàn tay của mọi người là không giống nhau và tất nhiên, trẻ nhỏ cũng vậy. Độ dài tay, tình trạng móng…tất cả đều ngầm báo những dấu hiệu riêng về sức khoẻ của trẻ.

Màu móng tay nhợt nhạt

Những em bé có màu móng tay xanh xao nhợt nhạt có thể do thiếu máu. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ sơ sinh nhưng chủ yếu và thường gặp nhất là thiếu máy di thiếu sắt. Do đó, mẹ cần lưu ý bổ sung sắt cho con từ thịt động vật như thit bò, thịt cừu, thịt lợn. Một số loại rau như rau bina, cần tây, bắp cải cũng có hàm lượng sắt tương đối cao nhưng vì là vô cơ nên tỷ lệ hấp thụ sắt tương đối thấp, hiệu quả sẽ không bằng thịt đỏ.

Móng dễ bị gẫy

Móng tay của bé dễ bị gẫy, hỏng, mỏng hoặc giòn có thể do cơ thể bé thiếu vitamin A. Các bà mẹ nên chú ý cho con ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A như gan động vật, cà rốt, khoai lang đỏ, ớt, bí ngô…Ngoài ra, khi móng ta bé bị gẫy, mẹ nên cắt gọt và rửa sạch sẽ để tránh bé cào xước da, gây chảy máu, nhiễm trùng.

 Nhìn tay đoán tín hiệu sức khoẻ của trẻ sơ sinh - 1
Tay của mỗi người không giống nhau và người có kinh nghiệm sẽ biết cách nhìn vào bàn tay để biết sức khoẻ bé. (ảnh minh hoạ)

Đa ngón tay

Tật thừa ngón là một dị tật thường gặp ở trẻ em, dị tật này thường có tính chất di truyền, nếu cả cha và mẹ cùng có tật thừa ngón thì khả năng con bị tật thừa ngón là rất cao. Theo định nghĩa, những em bé bị tật thừa ngón thường là có 6 hoặc nhiều ngón tay, có những ngón tách rời, có những ngón lại bị dính liền.

Việc điều trị thì tùy theo mức độ dính ngón của mỗi bé, em nên đưa bé đến BV Nhi Đồng khoa chấn thương chỉnh hình để BS khám rồi mới đưa ra hướng điều trị thích hợp cho bé. Nếu chỉ dính phần da thôi thì có thể phẫu thuật ngay, còn nếu tật dính ngón phức tạp thì phải chờ bé lớn hơn và cần phải dựa vào các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nữa mới có thể đưa ra phương pháp điều trị và thời gian phẫu thuật thích hợp.

Thừa ngón không ảnh hưởng đến chức năng tay của trẻ nhưng cha mẹ cũng đừng vì thế mà cho rằng không cần phẫu thuật bởi về lâu dài, dị tật sẽ trở thành tác động bất lợi về tâm lý cho trẻ.


Da tay vàng

Những em bé có da ngón tay vàng có thể do ăn một lượng quá nhiều thực phẩm chứa carotene như cà rốt, cam, bí ngô, xoài….vượt xa nhu cầu cơ thể khiến carotene tích tụ trong cơ thể. Nhìn chung đây không phải bệnh, cũng không có tác động tới sức khoẻ trẻ. Mẹ chỉ cần chú ý tránh cho con ăn những thực phẩm này một khoảng thời gian là được.

Ngón tay ngắn, ngón út khoèo

Những em bé có ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo có thể là dấu hiệu của hội chứng down. Hội chứng Down là rối loạn di truyền thường gặp nhất trong các trẻ sơ sinh còn sống và cũng chính là loại rối loạn dễ bị bỏ sót nhất trên siêu âm thai nhi.

Trẻ bị Down có nhiều biểu hiện bất thường về hình thái và chức năng, ngoài ngón tay ngắn và ngón út khoèo, mẹ có thể quan sát thêm các biểu hiện như lòng bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng. Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón cái tòe ra; khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng. Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn.

Phát hiện sớm trẻ mắc hội chứng down để can thiệp sớm là rất quan trọng, giúp bé tối đa hoá sự phát triển trí tuệ của bản thân.

Phòng bệnh cho trẻ khi trời nắng đột ngột thế nào?


Khi thời tiết chuyển mùa, trời đang lạnh bỗng đột ngột nắng nóng làm trẻ em có hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, sổ mũi, cảm cúm…

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Dũng (khoa Nhi, BV Bạch Mai), với kiểu thời tiết này, các bệnh trẻ hay mắc là viêm mũi dị ứng (có thể biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan), cảm cúm (rất dễ lây lan khi trời từ lạnh sang nóng, hoặc ngược lại), viêm phế quản (dễ chuyển biến thành nhiễm trùng thứ cấp)…
Đau họng
Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra, khiến trẻ nhỏ sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn, thậm chí bị nôn. Nếu trẻ bị sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa đi khám. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi cần đưa đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu bị sốt (vì 38,3 độ C độ tuổi này đã là nghiêm trọng). Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt 39 độ C thì cần cảnh báo.
Nếu trẻ bị đau cả khoang miệng cần khám sớm, nhất là khi thấy các bất thường như sưng (tấy) đỏ, trẻ không thể mở to miệng vì đau, hơi thở khó nhọc; kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.
Chăm sóc và phòng tránh
- Nếu đau họng nhẹ bác sĩ sẽ cho uống thuốc. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh. Dù ở thể nặng, hay nhẹ cha mẹ cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt dùng thuốc, không bỏ thuốc giữa chừng vi khuẩn sẽ tấn công trở lại khiến họng của trẻ bị đau trầm trọng hơn.
-Cho trẻ nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Viêm mũi dị ứng
Triệu chứng viêm mũi dị ứng biểu hiện là trẻ ngứa, giụi mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có đờm), có thể bị nghẹt mũi. Nếu nặng hơn trẻ có thể bị khó thở, ù tai. Bệnh nhanh chuyển nặng và có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé.
Chăm sóc, phòng tránh
-Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, dạy trẻ cởi bớt áo để không bị nóng quá lúc trời ấm lên.
-Dạy trẻ đánh răng 2 lần/ngày khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
-Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Cảm cúm
Trẻ nhỏ thể trạng yếu, lại hay được ôm ấp, vuốt ve nên rất dễ bị lây bệnh, nhất là khi thời tiết lạnh đột ngột chuyển sang nắng nóng. Biểu hiện là trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Nếu kèm theo sốt cao thì đưa trẻ đi khám ngay kẻo bị biến chứng nguy hiểm đường hô hấp.
Chăm sóc và phòng bệnh
-Giữ ấm cho trẻ, nhất là cổ, tay, chân.
-Đảm bảo trẻ ngủ ngon, đủ giấc trong môi trường thoáng gió và thoải mái. Luôn giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc.
-Cho trẻ ăn nhiều hoa quả có vitaminC, rau nhiều chất xơ…
-Trẻ sơ sinh cần cho bú sữa mẹ. Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín.

Hình ảnh bị trẻ bị viêm phế quản.
Viêm phế quản
Biểu hiện viêm phế quản là trẻ khó thở, hơi thở nặng nhọc, giọng khò khè, ho nhiều và xuất hiện đờm. Khi thấy đờm chuyển màu vàng trắng là phế quản đã bị nhiễm trùng thứ cấp. Lúc trẻ bị nhiễm trùng thứ cấp người lớn không nên làm trẻ bị cáu kỉnh, vì trẻ càng cáu, càng hét to thì việc hô hấp sẽ càng gặp khó khăn và có thể làm trẻ gặp nguy hiểm.
Chăm sóc, phòng bệnh
Trẻ bị viêm phế quản ăn uống kém, hệ tiêu hóa không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế cần nấu các món ăn lỏng để trẻ tiêu hóa dễ hơn. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ dễ ăn.
Nếu trẻ có nhiều đờm, hãy giục trẻ nhổ hết ra ngoài, không nuốt. Dặn trẻ nằm nghiêng, gối cao hơn bình thường cho dễ thở và đào thải các chất nhầy trong cơ thể.
-Nếu trẻ sốt cao hãy hạ sốt ngay, tuyệt đối không sốt quá 38,5 độ.
-Cho trẻ mặc đồ thoáng mát. Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
Người lớn đặc biệt chú ý: Khi trong nhà có trẻ bị viêm phế quản thì tuyệt đối không được hút thuốc vì rất bất lợi cho việc chữa trị.

Trẻ sốt cần theo dõi liên tục, nếu quá 37,5 độ C cần giảm thân nhiệt.
Viêm đường hô hấp trên, dưới
Nguy hiểm nhất là viêm đường hô hấp cấp tính do virus, vì bệnh này khởi phát rầm rộ, dễ biến chứng nguy hiểm, nếu không có phác đồ điều trị kịp thời dễ để lại những biết chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của trẻ sau này.
Viêm đường hô hấp là một tổ hợp bệnh gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản.
Biểu hiện thường rầm rộ: Sốt cao và thành cơn 39 độ C trở lên, ho, khó thở (nhất là khi viêm thanh quản và bị là rất nặng, trẻ thở rít, khò khè…), sổ mũi, chảy nước mũi, chảy dịch mũi nhiều, trong, loãng, không có mủ và không hôi. Dịch mũi làm lan truyền mầm bệnh, lây từ đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới. Ho thành cơn, ho khan, ho có đờm… Ho cũng là biểu hiện đầu và cuối cùng báo hiệu chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm. Nếu không kiểm soát tốt ho làm trẻ mệt, mất ngủ, nôn trớ…
Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay vì bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ rất dễ dẫn đến viêm xuống phế quản hoặc viêm phổi.
Chăm sóc, phòng bệnh
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh kiêng cữ thái quá.
-Bổ sung cho trẻ ăn uống giàu dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, uống nhiều nước hoa quả, ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt.
-Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường, kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ.
-Với trẻ quá bé dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú. Những bài thuốc dễ kiếm như hoa hồng bạch trưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong, thuốc ho thảo dược… giúp làm dịu cơn ho.
Khi nào đưa trẻ đi viện?
-Khi trẻ sốt quá 37,5 độ C cần giảm thân nhiệt bằng cách: Lau nước ấm (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ) ở trán, nách, bẹn và cần cho trẻ uống nhiều nước (cam, chanh tươi, dung dịch orezol… tùy tuổi).
-Nếu chưa thể đưa trẻ đi khám ngay, thân nhiệt không giảm có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt Paracetamol (trung bình là 10 – 15mg/1kg cân nặng của trẻ/lần, cứ sau 4 giờ cho uống 1 lần).
Tốt nhất là dùng thuốc Paracetamol loại đầu đạn đặt vào hậu môn cho trẻ theo liều lượng: trẻ từ 1 – 4 tháng/tuổi dùng 80mg/lần, trẻ từ 5-24 tháng/tuổi dùng 150mg/lần và cũng sau 4 giờ đặt lại nếu thân nhiệt của trẻ chưa giảm xuống.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi cần đưa đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu bị sốt, bởi độ tuổi này sốt 38,3 độ C đã là nghiêm trọng. Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt ở mức 39 độ C thì cần cảnh báo.
-Theo dõi nhiệt độ liên tục mà thấy tăng nhiệt, trẻ mệt, quấy khóc, khó thở, môi tím tái, có thể nôn, buồn nôn, tiêu chảy… thì có thể trẻ đã mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, cần khẩn trương đưa trẻ đi bệnh viện sớm.
-Tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.

Giải mã nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa


Trẻ bị ọc sữa, nôn trớ là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng đôi khi nó lại là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Vậy nên mẹ cần lưu ý để kịp thời khắc phục cho bé.

tre bi oc sua non tro Giải mã nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa
Mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ bị ọc sữa, nôn trớ
Nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa, nôn trớ
Mẹ lo lắng khi thấy con liên tục bị ọc sữa, nôn trớ. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này là gì?
Do sinh lý
– Đối với trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.
– Mẹ cho bé bú sữa quá nhiều khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa khiến sữa bị trào ra ngoài
Do bệnh lý
Nếu mẹ đã có biện pháp khắc phục nhưng tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ vẫn cứ tiếp diễn hoặc nếu bé bị ọc sữa, nôn trớ kèm theo một số dấu hiệu khác thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể bé bị một bệnh lý nào đó.
– Khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra thì rất có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng ,…
– Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên thì có thể trẻ bị một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi.
– Trẻ bị ọc sữa kèm theo vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc ban đêm thì là do trẻ bị thiếu canxi.
be bi oc sua do thieu canxi Giải mã nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa
Bé bị ọc sữa nôn trớ rất có thể là do thiếu canxi
Cách khắc phục tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ
– Khi cho trẻ bú, nên để trẻ bú một cách từ từ, không để trẻ bú quá no. Sau khi trẻ bú xong không nên để trẻ nằm luôn mà nên chờ khoảng 15 phút sau mới nằm. Đối với trẻ bú bình, nghiêng bình sữa sao cho ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ. Trường hợp này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và có thể mất hẳn mà không cần biện pháp can thiệp nào khác.
– Nếu trẻ bị ọc sữa, nôn trớ là do một số bệnh lý nào đó như tiêu hóa, nhiễm khuẩn,…thì mẹ cần phải co bé đi khám bác sĩ để tìm ra cách khắc phục hợp lý. Nếu bé bị ọc sữa do thiếu canxi thì mẹ cần phải bổ sung canxi cho bé.
Hi vọng rằng một vài thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc trẻ

4 việc tuyệt đối không nên làm cho bé trong mùa hè

Trong mùa hè, do thời tiết nóng nực nên trẻ dễ mắc một số chứng bệnh như rôm sảy, tiêu chảy... Cũng trong thời gian này, phụ huynh cần lưu ý một số việc không nên làm cho bé để giúp  bé khỏe mạnh.

Không nên cạo đầu trọc cho bé

Khi mùa hè đến, thời tiết rất oi bức và khó chịu, nhiều bậc phụ huynh muốn cắt tóc ngắn cho bé để bé cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn.Tuy nhiên, lại có một số bậc phụ huynh lại cạo đầu trọc cho bé để vừa thoải mái, vừa chống lại các bệnh rôm sảy. Các chuyên gia cho rằng: mùa hè không nên để tóc bé quá dài bởi vì da đầu là bộ phận hấp thu và bài tiết nhiệt cho cơ thể; tuy nhiên cũng không nên cắt tóc cho bé quá ngắn hay cạo đầu trọc vì các lý do sau đây:


Tóc giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, ngăn ngừa sự tiếp xúc của da đầu với ánh náng mặt trời. Cạo trọc khiến da đầu của trẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị cháy nắng, ánh nắng chiếu vào khiến da đầu của trẻ bị mẫn cảm, ngứa và khó chịu. Hơn nữa, do tiếp xúc trực tiếp với muối có trong mồ hôi nên da đầu của trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Tóc sẽ bảo vệ bộ phận đầu cho bé, một khi bộ phận này bị các loại vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và gây hại thì bộ phận này sẽ đứng ra bảo vệ chống lại hoặc giảm thiểu sự tổn hại lên da đầu; hơn nữa tóc đóng vai trò như chiếc ô che nắng, có thể che ánh nắng gay gắt của mùa hè, giúp da đầu tránh bị kích thích từ mặt trời, bảo vệ cho da đầu khỏe mạnh. Tóc cũng giúp quá trình tản nhiệt và có chức năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể.

Không nên cai sữa bé

Mùa hè, đặc biệt là vào khoảng tháng 7, 8, thời tiết nóng nực nhất làm cho bé chán ăn, hơn nữa nhiệt độ cao cũng làm tăng nguy cơ thức ăn dễ bị ôi thiu do các vi khuẩn tương đối nhiều, xuất hiện một số triệu chứng bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng thích hợp cho sự hoạt động của các loại ruồi muỗi, làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh truyền nhiễm trong đường ruột, gây ra chứng tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, mùa hè không nên cho trẻ dứt sữa vì trong sữa có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và đặc biệt là các kháng thể mà bất kỳ loại thực phẩm nào cũng không thể so sánh được.

Không nên thường xuyên lấy ráy tai cho bé

Mùa hè làm cho trẻ bị đổ nhiều mồ hôi, các loại khuẩn gây hại có điều kiện phát triển trong môi trường nhiệt độ cao, nếu các bậc phụ huynh thường xuyên lấy ráy tai cho trẻ, không may tạo cơ hội cho các khuẩn gây hại xâm nhập, gây viêm nhiễm tai ngoài. Các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh chỉ nên vệ sinh tai bé nửa năm một lần là thích hợp nhất.


Ngoài ra, vào mùa hè có rất nhiều các loại côn trùng nhỏ đặc biệt là muỗi, kiến hay gián… chúng rất dễ bay vào tai bé, những loại côn trùng này sẽ cho bé cảm giác hết sức khó chịu vì âm thanh chúng gây ra và gây ra đau nhức tai. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh không nên dùng bất cứ vật gì vào tai bé để lấy chúng ra mà nên đến bệnh viện để các bác sĩ dùng các dụng cụ chuyên dụng gắp chúng ra ngoài; hoặc cũng có thể thực hiện các cách sau đây:

Dùng cồn nhỏ vài giọt vào bên trong tai bé cho côn trùng trôi ra ngoài; hơn nữa cồn có tác dụng sát khuẩn, tránh làm tai bé bị nhiễm khuẩn hoặc cách thứ hai là dùng nước sôi để nguội nhỏ vào tai để côn trùng bị ngộp mà chui ra ngoài.


Không dùng kem chống nắng của người lớn để thoa lên da bé

Mùa hè khi đưa bé ra ngoài tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, có thể cho bé đội mũ che nắng hoặc dùng dù che nắng; ngoài ra cũng có thể dùng các loại kem chống nắng dành riêng cho trẻ em nhưng tuyệt đối không nên dùng kem chống nắng dành cho người lớn vì da bé còn non nớt dẽ bị ảnh hưởng của các thành phần có trong kem chống nắng dành cho người lớn.

Nếu thoa kem chống nắng cho trẻ cần phải thoa trước khoảng nửa tiếng đồng hồ là tốt nhất. Khi cho trẻ sử dụng các sản phẩm chống nắng nên dùng trên da khô ráo, sạch sẽ, tránh cho kem bị nước hay mồ hôi cuốn trôi và kem sẽ mất đi tác dụng của nó.

Tác hại của việc cho trẻ ăn cơm chan nước canh


Theo các chuyên gia, cho trẻ ăn cơm chan canh có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ mà rất nhiều mẹ không biết hay mắc phải.

Bác sĩ Phan Thị Thu Minh ở bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, trong bữa cơm, bất kể là nước canh hay nước lọc, nước ngọt, đều cần hạn chế. Đây là sai lầm nhiều người mắc, đặc biệt khi cho trẻ ăn.
Cụ thể, khi nhai thức ăn, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn, enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Nếu ăn cơm chan canh khiến cơm được ngâm mềm đi ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn. Do thức ăn được nuốt không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày dẫn đến tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, lâu ngày gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Có thể gây đau dạ dày
Theo BS Minh, mặc dù nước canh sẽ khiến cho trẻ dễ nuốt hơn nhưng cũng gây phản tác dụng khi lượng cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kĩ. Điều đó khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nếu duy trì lâu dài sẽ mắc bệnh đau dạ dày.
 Tác hại của việc cho trẻ ăn cơm chan nước canh - 1
Ăn cơm chan canh là sai lầm rất phổ biến khi mẹ cho bé ăn (Ảnh minh họa: Internet).
Nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng
‘Khi nhai thức ăn, enzym trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất lượng dinh dưỡng rất ít’, BS Minh cho biết.
Cũng đồng quan điểm như vậy, bác sĩ Nguyễn Bạch Đằng, bộ môn Tiêu hóa, Học viện Quân y, chan nước canh khiến trẻ ăn nhanh, no ảo, dẫn tới thiếu chất. Hơn nữa, về lâu dài, thói quen này sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm ở trẻ.
Lời khuyên từ Bác sĩ:
Theo hai vị chuyên gia, khi dùng bữa phải đảm bảo nguyên tắc ăn từ từ, nhai kĩ để cảm nhận hết vị của món ăn, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan phối hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt, trẻ nhỏ, cần sớm tạo lập thói quen ăn uống khoa học.
Bác sĩ Minh khuyến cáo các bậc cha mẹ chỉ nên cho con uống canh sau cùng, tránh làm bé no quá, không muốn ăn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng không nên sử dụng đồ uống có ga trong bữa cơm, do lượng carbon dioxide dễ làm tăng áp lực, dẫn tới giãn dạ dày cấp.

7 cách chữa ra mồ hôi trộm cho bé


7 cách chữa ra mồ hôi trộm cho bé cự hiệu quả mới các mẹ tham khảo nhé!

Bài 1: Chè đậu xanh.
Nguyên liệu: Đậu xanh 50g, gạo nếp 50g, lá dâu non (khô) 10g, đường vừa đủ.
Cách chế biến: Đậu xanh gạo nếp sao vàng tán thành bột nhỏ, lá dâu khô cho vào ấm cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước. Cho bột đậu, bột gạo, đường vào nước lá dâu quấy đều, đun cho sôi lại là được.
Lưu ý: Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói và cần ăn trong 7 ngày liền.
Bài 2: Chè đậu đen.
Nguyên liệu: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tầu 10g.
Cách chế biến: Đậu đen vo sạch cho vào nồi thêm 700ml nước ninh cho nhừ, long nhãn thái nhỏ, táo tầu bỏ hạt giã nhỏ, cho vào đậu đen đã nhừ, đun tiếp cho chè sôi là được. Lưu ý: Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói vào sáng và tối, cần ăn liền trong 5 ngày.
23(1)
Bài 3: Tim lợn hầm đậu đen.
Nguyên liệu: 200g tim lợn, 30g lá dâu non, 30g đậu đen, dầu thực vật, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Tim lợn rửa sạch, thái nhỏ, ướp gia vị, rồi xào chín. Sau đó đổ nước, thêm đậu đen, hạt sen vào hầm chín khoảng 30 phút, nêm gia vị là được. Cho bé ăn ngày một lần vào lúc đói (ăn cả nước lẫn cái).
Lưu ý: Dùng trong 5 ngày.
Bài 4: Canh lá dâu.
Nguyên liệu: 50g lá dâu non; 100g thịt lợn nạc; bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ, ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, rồi cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được.
Lưu ý: Cho bé ăn một 1 lần/ngày với cơm và ăn liên tục trong 5 ngày.
Bài 5: Rau má nấu lá dâu.
Nguyên liệu: Một ít rau má và một ít lá dâu khô.
Cách chế biến: Cả hai rửa sạch, cho vào ấm cùng 200ml nước, đun sôi, chắt lấy nước chia ra làm 5 phần.
Lưu ý: Cho bé uống 5 lần/ngày trong khoảng 5 ngày.
Bài 6: Tim heo (lợn) nấu lá dâu non.
Nguyên liệu: Tim heo 1 cái (khoảng 250g), lá dâu non 30g, hạt sen 20g, dầu ăn, gia vị.
Cách chế biến: Rửa sạch tim heo, thái nhỏ và mỏng, dùng dầu ăn xào chín. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, hạt sen giã nhỏ, cả 3 thứ trộn đều đem hấp cách thủy, khi chín cho ít bột ngọt vào đảo đều là được.
Lưu ý: Ăn 1 lần/ngày trong vong 5 ngày liên tiếp.
Bài 7: Cháo trai.
Nguyên liệu: 5 con trai đồng loại vừa; 30g lá dâu non; 50g gạo nếp; 50g gạo tẻ; dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một tiếng vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc. Nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được.
Lưu ý: Cho bé ăn 2 lần/ngày vào lúc đói, cần ăn liền trong 4-5 ngày.

Bé 2 tháng tuổi phát triển bình thường như thế nào?

Hãy tham khảo những mốc quan trọng dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.


Theo thống kế Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ có tới gần 17% trẻ em tại Mỹ có biểu hiện khiếm khuyết về phát triển và hành vi. Sớm phát hiện khiếm khuyết ở trẻ nhỏ giúp các bậc phụ huynh sớm hành động. Thấu hiểu tầm quan trọng về sự phát triển bình thường của trẻ trong những năm đầu đời, CDC - Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, cơ quan trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đầu tư cho chiến dịch "Học dấu  hiệu. Sớm hành động". Chiến dịch nhằm giúp các bậc phụ huynh nắm được từng bước phát triển của bé theo từng mốc phát triển quan trọng.

Những mốc phát triển quan trọng dưới đây liệt kê những điều hầu hết các bé có thể làm ở những giai đoạn nhất định, một số có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Bé có thể làm gì tại mốc này?

Xã hội/Cảm xúc

- Tự trấn an bản thân (có thể bé sẽ cho tay vào trong miệng và mút tay)
- Bắt đầu cười với người khác
- Cố gắng nhìn gương mặt của bố, mẹ

Ngôn ngữ/Giao tiếp

- Miệng phát ra âm thanh nho nhỏ
- Hướng đầu về phía có âm thanh

Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)

- Chú ý tới khuôn mặt người
- Bắt đầu dõi mắt theo những vật chuyển động và nhận ra người ở khoảng cách nhất định
- Bắt đầu thể hiện cảm xúc khi buồn chán (khóc, quấy)

Vận động/ Phát triển thể chất

- Có thể cất đầu lên và bắt đầu rướn người khi cho nằm sấp
- Tay và chân chuyển động nhịp nhàng hơn
Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển

- Âu yếm, nói chuyện, và chơi với bé trong lúc cho bé ăn, thay đồ và tắm cho bé.
- Giúp bé học cách trấn an bản thân. Không vấn đề gì nếu bé mút tay mình.
- Hãy bắt đầu tạo thời gian biểu và thực hiện đều đặn cho bé, bao gồm cả việc luyện cho bé ngủ đêm nhiều hơn ban ngày.
- Làm quen với những điều bé thích và không thích có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tự tin hơn.
- Luôn tỏ ra hào hứng và cười khi bé ú ớ phát ra âm thanh.
- Thỉnh thoảng bạn hãy bắt chước những âm thanh của bé, nhưng cũng hãy dùng cả những âm tiết rõ ràng của bạn.
- Hãy lưu tâm đến những tiếng khóc khác nhau của bé bạn sẽ học được cách phân biệt được khi nào bé cần gì.
- Nói chuyện, đọc sách, và hát cho bé nghe.
- Chơi ú òa với bé. Giúp bé cùng chơi ú òa.
- Đặt một chiếc gương an toàn vào trong cũi hoặc giường của bé để bé có thể nhìn được mình trong gương.
- Cùng xem tranh với bé và nói cho bé nghe về bức tranh
- Cho bé nằm sấp khi bé thức dậy và đặt đồ chơi cạnh bé
- Cầm đồ chơi hoặc xúc xắc phía trước bé và cổ vũ bé chạm vào.
- Bế đứng bé, chạm chân bé  xuống sàn. Hát và nói chuyện với bé trong lúc bế bé đứng.

Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn:

- Không phản ứng với âm thanh lớn
- Không nhìn theo đồ vật đang di chuyển
- Không cười với người khác
- Không cho tay vào miệng
- Không cất đầu lên hoặc rướn người khi nằm sấp.