Hiển thị các bài đăng có nhãn Nuôi dạy trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nuôi dạy trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Kỹ năng sống cần thiết Người Nhật dạy con

Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn đặt nền móng, nên người Nhật vô cùng coi trong giai đoạn này. Kỹ năng đầu tiên mà người Nhật dạy con trẻ chính là:

1. Trải nghiệm cùng thiên nhiên để thích ứng với môi trường và học hỏi từ thế giới tự nhiên


- Có lẽ nhiều người Việt Nam sẽ thắc mắc khi biết rằng ở Nhật trẻ mới 2 tháng tuổi đã được bế đi dạo để cảm nhận khí trời buổi sớm, hay trẻ tầm 3-4 tháng trở đi mà cha mẹ cứ để bé đầu trần, được mẹ địu dưới cái nóng bức, dưới cái rét mùa đông, dưới cái mưa nhẹ mà chẳng cần mũ. 

Chỉ đơn giản vì làm như thế để cho trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trường thiên nhiên ngay từ nhỏ giống như một cách giúp tăng sức đề kháng. Họ không ngại con sẽ bị ốm nếu làm như thế, họ hiểu có trải qua môi trường như thế thì con trẻ mới được tôi luyện dần dần mà thích ứng. Và kết quả là họ nuôi dưỡng được những đứa trẻ khỏe mạnh, rắn rỏi, rất ít ốm và luôn thích hoạt động ngoài trời.

- Khi trẻ lớn dần lên chút nữa là cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, quan sát thiên nhiên để học hỏi. Để dạy trẻ biết trân trọng sự sống họ cho trẻ tập trồng hoa, trồng cây, nuôi thú hay thường xuyên dẫn đi các vùng ngoại ô để làm quen với động vật. Những dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ họ cho trẻ đi câu cá, nghịch ở sông, bắt ve bắt bướm. 

Rất nhiều nơi trên khắp nước Nhật đã tái sinh lại khu cánh đồng cho đom đóm hồi sinh lại (vì trong suốt thời kỳ kinh tế phát triển quá độ đã khiến môi trường bị hủy hoại dẫn đến loài đom đóm bị tận diệt, và đom đóm hồi sinh như một bằng chứng chứng tỏ môi trường sinh thái phát triển bền vững). Ngày nay cứ dịp tháng 5 đến tháng 7 trẻ em Nhật sẽ có dịp được thưởng thức màn đom đóm đầu mùa hạ như một trải nghiệm thật tuyệt vời cho tuổi thơ của các em.

- Cho tập luyện các môn thể thao ngoài trời dù nắng hay mưa hay tuyết để tôi rèn nghị lực cho bản thân, yêu thích thể thao và nâng cao sức khỏe.

- Gần đây rất nhiều các nhà giáo dục đã vận động trào lưu cho trẻ trải nghiệm với nông nghiệp thông qua việc tự trồng trọt và thu hoạch nông sản: trồng lúa - gặt lúa, trồng rau – thu hoạch rau mà không dùng phân hóa học. Đây là trải nghiệm tuyệt vời giúp trẻ cảm nhận được cảm giác hạnh phúc khi thu hoạch được thành quả do sức lao động mình bỏ ra, hiểu được sự vất vả của những người làm nông nghiệp để biết yêu quý thức ăn, coi trọng sức lao động của người khác. Đồng thời thông qua trải nghiệm ấy trẻ học hỏi được rất nhiều kỹ năng sống cho mình


2. Để trẻ tự do thể hiện ý chí của mình thay vì áp đặt

Dạy trẻ tự lập theo độ tuổi rất được cha mẹ Nhật chú trọng rèn cho con. Đầu tiên là thói quen ngủ sớm dậy sớm, thói quen ăn uống tốt. 1 tuổi rưỡi khi bé bắt đầu muốn tự xúc sẽ để bé tập xúc, khi ăn không xem tivi, không đi rong. Cho đến 3 tuổi sẽ tự biết làm những việc liên quan đến vệ sinh cá nhân, thay đồ, biết dọn dẹp đồ mình bày ra.

Cũng từ tầm 3 tuổi sẽ tích cực dạy trẻ giúp việc nhà phù hợp với khả năng. Bởi vì thông qua từng việc nhỏ ấy sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin, tinh thần tự chủ và yêu lao động, suy nghĩ tích cực, đồng thời trẻ sẽ học hỏi cho mình cách giải quyết vấn đề. Chính việc cho trẻ tự làm việc nhà, tôn trọng mong muốn của trẻ chính là cơ hội tuyệt vời rèn luyện kỹ năng sống tích cực cho trẻ.  

3. Coi trọng việc giáo dục đạo đức trong gia đình, vun đắp kỹ năng giao tiếp với mọi người

Vì đó là năng lực quan trọng giúp trẻ hòa đồng trong mối quan hệ với mọi người ở trường cũng như ngoài xã hội. Coi trọng giá trị đạo đức đặc biệt là lòng trung thực, tinh thần chịu trách nhiệm, sự nhẫn nại. Để xây dựng những kỹ năng mềm ấy thì việc cha mẹ thể hiện nó cho trẻ học tập theo mỗi ngày mới là quan trọng. 

Việc quan sát và không can thiệp vào cuộc cãi nhau của con khi chơi với bạn bè, để con học hỏi kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cũng là một kỹ năng sống mà cha mẹ Nhật rất coi trọng. Cha mẹ sẽ không nhìn vào kết quả hành động của con để đánh giá, phán đoán mà sẽ nhìn vào mặt sau để đặt câu hỏi vì lí do gì con làm như thế, dù con có làm sai cũng tiếp nhận con trước cho con thấy mình là bờ vai tin cậy của con trước khi đưa ra lời khuyên bảo con.

Ngoài ra thói quen đọc ehon cho trẻ ngay từ khi 0 tuổi với những câu chuyện gần gũi, các bài học giàu tính nhân văn được lồng ghép khéo léo giúp bé hình thành nhân cách: đó tình yêu gia đình, trung thực, bao dung, biết quan tâm tới mọi người, lễ phép… Đạo đức của con trẻ chính là từ những việc làm của cha mẹ và mọi người xung quanh mà hình thành. Hoặc nó là những ấn tượng khó phai về một câu chuyện cảm động nào đó mà trẻ được đọc hay chứng kiến.

4. Kiên nhẫn để lắng nghe và trò chuyện cùng con khi con phản kháng

Đây là một kỹ năng quan trọng nhất mà người Nhật dùng nó để giao tiếp cùng con. Không chặn họng khi con đang nói, không gạt phăng đi phản đối hay quát mắng khi con vừa mới nói ra ý kiến của mình. Thay vào đó hãy học cách kiềm chế bằng cách im lặng trong 6 giây đầu tiên để kìm nén cơn giận, sau đó mở rộng cách nhìn nhận để thừa nhận mong muốn và chủ kiến của con trước khi đưa ra ý kiến phản đối hoặc lời khuyên của mình cho con. 

Với cách giải quyết như thế đã giúp xua tan đi xung đột không đáng có giữa cha mẹ và con cái. Những người Nhật học được từ gia đình mình cách ứng xử như này nên ra ngoài xã hội họ cũng đối xử với nhau nhẹ nhàng như vậy, tạo nên nét ứng xử tinh tế của riêng họ. 

5. Chơi cùng con

Tiếng Nhật có một cụm từ ikumen (chế từ ikemen nghĩa là handsome) để dành tặng cho những ông chồng đảm đang chia sẻ với vợ việc nhà, và chăm sóc con cái. Ngày nay hầu như đàn ông Nhật nào cũng giác ngộ điều cơ bản ấy, nên không hiếm cảnh người bố vừa địu, vừa dắt con đi học hay đi chơi. Và họ rất chịu khó chơi cùng con cái, nhất là những môn cần đến vận động như leo trèo, đẹp xe, chơi bóng. Chơi cùng con chính là một cơ hội tuyệt vời để cha mẹ dạy các kỹ năng mềm cho con.

Nếu như nhiều cha mẹ Việt Nam coi việc rèn luyện kỹ năng sống cho con là trách nhiệm của nhà trường, thì người Nhật coi nó là vai trò của cha mẹ rồi mới đến nhà trường.

Trẻ con thông minh hơn khi được bố quan tâm


Nghiên cứu đã chứng minh tình phụ tử gắn bó ngay từ thuở nhỏ sẽ ảnh hướng đến tương lai nghề nghiệp của con sau này. Các học giả thuộc trường đại học Newcastle còn đưa ra kết luận rằng các cậu con trai thường thu hút nhiều sự chú ý của bố hơn là con gái.

Kết quả nghiên cứu từ trường đại học danh tiếng này khuyến cáo trẻ con được sống chung với cả bố lẫn mẹ thôi chưa đủ mà các ông bố còn phải tích cực tham gia những hoạt động thường ngày cùng con. Tương tác giữa bố và các con giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của trẻ.
Công trình nghiên cứu trên được tiến hành với 11.000 đàn ông và phụ nữ nước Anh, tất cả họ đều sinh năm 1958. Các nhà khoa học đã yêu cầu mẹ của những người này cung cấp thông tin về mức độ thường xuyên chồng mình dành thời gian bên con, cùng con tham gia các hoạt động bao gồm đọc sách, đi chơi, tập thể thao và nhiều điều khác.
Kết luận của họ, được đăng trên ấn phẩm Evolution and Human Behaviour, cho biết những đứa trẻ được cha dành nhiều thời gian ở bên thì có chỉ số IQ cao hơn và cũng năng động hơn các bạn đồng trang lứa ít nhận được sự quan tâm từ người cha. Sự khác biệt về trí tuệ không chỉ tồn tại lúc trẻ còn nhỏ mà kéo dài đến khi họ đã đến ngưỡng trên dưới 40 tuổi.
Các nhà khoa học đã chứng minh tương tác thường xuyên giữa cha và con suốt thời thơ ấu của trẻ kích thích sự phát triển cả về kỹ năng lẫn năng lực nhận thức.
Jon Davies, giám đốc điều hành dự án Families Need Fathers, phát biểu “Tôi hi vọng những công trình điều tra, phân tích như vậy sẽ khiến xã hội ý thức được tác động xấu của tình cảnh gia đình ly tán mỗi người một ngả và hiểu rằng trẻ con cần cả bố lẫn mẹ ở bên quan tâm, cùng học, cùng chơi và tham gia các hoạt động thường ngày khác.”

Dạy con từ bỏ những thói quen xấu


Đằng sau mỗi hành động tưởng chừng như vô tình của con đều ẩn chứa một nguyên nhân. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường gặp khó khăn để tìm hiểu những lý do này, nhất là khi trẻ gặp stress. Thay vì la mắng con vì cách cư xử, bạn nên tìm hiểu lý do và thử áp dụng những biện pháp sau đây để giúp con thay đổi.

Dạy con thay đổi thói quen xấu
1/ Đưa ra những quy định rõ ràng
Tạo một danh sách những quy tắc và phổ biến chúng với bé một cách rõ ràng và chi tiết. Thay vì quá chú trọng đến những hình phạt, mẹ nên cho bé thấy được những lợi ích của mình. Chẳng hạn, bé có thể coi phim sau khi làm xong bài tập của mình. Tất nhiên, bé cũng không được coi phim sau giờ ngủ của mình.
2/ Sự nhất quán
Để giúp con loại bỏ những cách cư xử xấu, sự nhất quán là điều cực kỳ quan trọng. Sai lầm của hầu hết các bậc phụ huynh là không có “nghệ thuật” khen thưởng và trừng phạt trẻ.
Nhiều mẹ chỉ phản ứng trước một vài thói quen của trẻ và bỏ qua những thói quen tương tự. Thay vì nhắc nhở con vì hành động sai, mẹ có xu hướng bao biện và tìm lý do bào chữa cho con. Cho bé một lý do để hành động xấu có thể dẫn đến những hành động sai lầm sau này.
3/ Giải thích cho trẻ hiểu
Bất kể con bao nhiêu tuổi, bé cũng cần được nói chuyện rõ ràng. Giải thích cho bé tại sao hành vi của bé sai và nó sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với người xung quanh. Nhiều mẹ nghĩ rằng con còn quá nhỏ để có thể hiểu hết những điều này. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mẹ nên giải thích cho bé những ảnh hưởng đến mọi người xung quanh càng sớm càng tốt.
4/ Khen thưởng
“Treo giải” có thể khuyến khích bé hình thành những hành động tốt của trẻ. Dù vậy, khen thưởng có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực nếu không được áp dụng đúng cách. Chẳng hạn, khi con không chịu ăn cơm, mẹ không nên vì muốn con ăn cơm mà hứa dẫn bé đi chơi hoặc mở tivi cho bé coi như một phần thưởng. Điều này chỉ thay đổi thói quen xấu của con bằng một thói quen không tốt khác.
5/ Áp dụng các biện pháp trừng phạt
Nếu muốn con thay đổi thói quen xấu, trừng phạt là điều không thể tránh khỏi, nhất là đối với những nhóc “cứng đầu”. Mẹ có thể phạt bé đứng im trong góc. Thời gian phạt có thể thay đổi theo độ tuổi hoặc mức độ sai của hành động. Ngay khi bé có những hành vi không được chấp nhận, bạn nên để bé biết ngay lúc đó, và tránh việc quá tức giận. Tức giận chỉ làm bạn không kiểm soát được mình, và đôi lúc, bé sẽ không hiểu được nguyên nhân.
Một điều cực kỳ quan trọng khi áp dụng những hình phạt với con: Không nên đánh con, dù bằng bất cứ vật gì. Những hành động bạo lực của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến hành vi của bé, khiến con có xu hướng bạo lực.
6/ Những điều nên tránh khi dạy con thay đổi thói quen xấu
- La hét: Bạn có lắng nghe khi người khác đang hét vào mặt bạn? Tất nhiên, bé cũng không thể nghe được gì nếu bạn đang la hét. Nếu muốn bé cưng học được kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, bạn nên tránh la hét vào mặt của bé.
- Đe dọa: Không nên đe dọa bé, dù dưới bất kỳ hình thức nào. Về lâu dài, nó có thể gây ảnh hưởng tâm lý của con. Những mối đe dọa không chỉ đáng sợ, mà đó còn là cách “thổi phồng” thêm nội dung xấu.
- So sánh với những đứa trẻ khác: Không ai muốn bị so sánh, và bé cưng cũng vậy. Về bản chất, khi so sánh có nghĩa bạn đang nói với con rằng bé không đủ tốt và điều này có thể làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con. Theo một cách nào đó, bé có thể thật sự cảm thấy mình không đủ tốt, dần dần sẽ sinh ra sự tự ti và lo sợ.

NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ CỦA CON MỘT

Mô hình gia đình một con đang ngày càng phổ biến. Do được bố mẹ cưng chiều, bao bọc quá mức cùng với hoàn cảnh sống khá đơn độc, nên những đứa trẻ này dễ gặp các vấn đề về tâm lý. Vì vậy, các ông bố, bà mẹ nên chú ý ứng xử sao cho phù hợp với “cục cưng” của mình.


Thần kinh không ổn định
Biểu hiện là khi không vừa ý, trẻ sẽ la lối, khóc thét lên, thậm chí giận dữ ném đồ đạc. Hành vi này có vẻ như là thói bướng bỉnh chủ quan. Nhưng thực tế, đây là hiện tượng bất ổn tâm trạng, bé đang mượn cớ để bộc phát. Khi cãi lời, trẻ rất “mạnh miệng”, nhưng một khi rời khỏi bố mẹ, lại trở nên nhút nhát, sợ sệt. Điều này khiến bé không thể phát triển một cách tự nhiên và có thể mất cân bằng tâm lý. Nguyên nhân chủ yếu là do bố mẹ “giáo dục” quá nhiều, rập khuôn quá mức khiến tinh thần trẻ bị kích thích.
Tính cách cô độc 
Bé thường suốt ngày ở nhà, rất ít được giao tiếp với bạn bè và thế giới bên ngoài. Nếu có bạn đến nào đến nhà chơi, trẻ sẽ tỏ ra cực kỳ vui sướng, thậm chí còn lôi kéo và không muốn cho bạn về. Sự đơn độc trong tâm hồn bé do chính không gian sống chật hẹp tạo thành. Biểu hiện thường thấy là trẻ thích nói chuyện một mình, ngẫm nghĩ một chuyện gì đó và sau một thời gian rất lâu lại hỏi lại bố mẹ vấn đề này.
Nhút nhát và hay khóc
Hầu như, trẻ chỉ nói chuyện cùng bố mẹ và những thành viên trong nhà. Bố mẹ làm thay mọi việc khiến trẻ mất đi cơ hội lao động, ít được chơi đùa cùng bạn bè cùng trang lứa, nên dẫn đến nhút nhát, sợ khó. Khi gặp phải chuyện buồn hay không được như ý muốn, bé sẽ khóc như một cách phản kháng yếu ớt.
Dựa dẫm về thể chất lẫn tâm lý
Điều này không chỉ biểu hiện ở tính nhõng nhẽo, ỷ lại, mà còn chính là sự yếu đuối, nhu nhược. Chẳng hạn, bị bạn bè trêu đùa liền về nhà trút giận, hoặc thầy cô chỉ mới nhắc nhở việc rửa tay đã nước mắt ngắn dài. Hiện nay, cha mẹ thường xem nhẹ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng ý chí nhẫn nại, chịu đưng vất vả, gánh vác trách nhiệm ở trẻ. Đây chính là những năng lực quan trọng giúp con người sinh tồn, nhưng các bé con một ít khi có cơ hội được học. 
Tâm lý thành thục quá sớm
Đây không hẳn là khuyết điểm, vì rất nhiều tài năng đều trưởng thành sớm hơn người khác. Song, với con một thì việc này lại thiên về đặc điểm của một “ông quan nhỏ”. Do không được giao lưu tình cảm với anh chị em và bạn bè cùng lứa, chỉ giao tiếp và “học hỏi” những điều mắt thấy, tai nghe trong gia đình, nên trẻ có thể “thành thục” những điều mà một đứa bé chưa cần hiểu biết. Chẳng hạn như, sao bố lại lén lút hút thuốc, sao bố mẹ lại cãi nhau, sao mẹ lại mặc bộ quần áo hở hang thế?... Tình trạng này không hề có lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ.

Bé 6 tháng đến 9 tháng tuổi biết làm gì?


Có hai khía cạnh về cá tính của bé rất dễ nhận thấy từ 6 đến 9 tháng tuổi. Một mặt, bé là người thích khám phá, đã có được hầu hết những kỹ năng cần thiết để tìm hiểu xung quanh. Mặt khác, bé còn rụt rè, muốn dựa vào những người bé quen biết và yêu mến, mặc khác bé lại tránh né người lạ.
Với khả năng ghi nhớ tốt hơn, bé biết phân biệt các đồ vật quen thuộc và an toàn với các đồ vật mới và chưa qua kiểm tra. Bạn có thể biết trí nhớ của bé phát triển đến mức nào khi nhìn bé phản ứng với một món đồ chơi mà bé đánh rơi. Lúc sáu tháng tuổi, có lẽ bé đã quên nó. Nhưng đến chín tháng tuổi, bé nhìn đúng vào hướng mà món đồ chơi đã biến mất đi.

Gây xúc động…

    * Sáu tháng tuổi, bé sẽ đặt tay và chân vào miệng. Bé biết bé có thể kiểm soát được cơ thể mình.

    * Bảy tháng, bé có thể ngồi mà không cần đỡ, dùng hai cánh tay để giữ thăng bằng.

    * Từ tám đến chín tháng, bé có thể ngồi chơi đồ chơi nhưng vẫn có thể mất thăng bằng, nếu bé xoay người.

    * Bảy đến chín tháng, bé có thể bắt đầu bò được. Trước hết, hai cánh tay bé có khuynh hướng làm gần hết mọi việc, vì tay mạnh hơn chân, nên bé có thể bò lui hay bò theo vòng tròn. Bé cũng có thể xê dịch bằng mông.

…và gây ngạc nhiên

    * Từ bảy đến chín tháng, bé đã rành cách nắm bắt mọi vật bằng ngón tay cái và ngón trỏ.

    * Được tám tháng, bé có thể cho bạn thấy bé thuận tay trái hay tay phải.

    * Lên chín tháng, bé có thể cầm một cái ca bằng hai tay và có thể thử nắm chặt một cái muỗng ăn.

Hỏi và Đáp

Hỏi: Bé có nằm mơ không? 

Đáp: Có Giống như người lớn, bé trải qua giấc ngủ chợp mắt (REM) điều này chỉ xảy ra đối với một người đang nằm mơ. Khi bé được sáu tháng, 50% giấc ngủ của bé là giấc ngủ REM; còn tỉ lệ của người lớn là 20%.

Hỏi: Bé có thể nhận ra tên mình không? 

Đáp: Bé sẽ nhận ra tên mình từ tám hoặc chín tháng tuổi và nó có thể là trong số những từ đầu tiên của bé.

Bạn biết không?

Trắc nghiệm trí thông minh của bé lúc ba tháng đến 12 tháng tuổi khác hoàn toàn với trắc nghiệm trí thông minh của bé lúc lên năm tuổi. Trung tâm sức khỏe trẻ sơ sinh sẽ theo dõi bé thường xuyên trong năm đầu tiên, nhưng gần như không cho thấy gì về trí thông minh, vì chỉ theo dõi các kỹ năng thực hành và những phản ứng cơ bản của bé.

Thật đáng kinh ngạc!

Các nhà tâm lý học tìm ra cách đo những thay đổi nhỏ qua các biểu hiện của bé. Họ thấy bé bắt đầu biểu lộ những tình cảm cụ thể ở một lứa tuổi nào đó:

    * Từ năm đến bảy tháng, bé sợ và giận.

    * Từ sáu đến tám tháng, bé xấu hổ và e thẹn.

Bí mật liên quan đến tháng sinh của trẻ


Các nhà khoa học đã phát hiện ra được mối tương quan giữa tháng sinh với yếu tố nghề nghiệp và độ thông minh cũng như dấu hiệu sức khỏe của trẻ.
1. Tháng sinh tiết lộ nghề nghiệp
Theo nghiên cứu của văn phòng thống kê quốc gia anh thì những em bé sinh tháng 12 sau này dễ thành nha sĩ trong khi những ai sinh nhật vào tháng 1 thường có khuynh hướng trở thành người thu nợ.

Em bé sinh tháng 2 có nhiều cơ hội làm nghệ sĩ trong khi những đứa trẻ chào đời vào tháng 3 lại dễ trở thành thành phi công. Tháng 4 và tháng 5 không thể hiện rõ lắm xu hướng nghề nghiệp sau này. Chào đời vào những tháng mùa hè cũng có nghĩa là sẽ có rất ít cơ hội trở thành cầu thủ bóng đá cừ khôi hay bác sĩ, nha sĩ.
Nghiên cứu này bắt nguồn từ việc phân tích mối quan hệ giữa tháng sinh và 19 loại nghề nghiệp khác nhau, sử dụng thông tin từ một cuộc điều tra dân số. Mặc dù mối liên hệ giữa thời gian chào đời và nghề nghiệp rất khó giải thíchh, các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ sự tương quan giữa tháng sinh và vấn đề sức khỏe cụ thể trên cơ sở khoa học.
2. Tháng sinh liên quan đến vấn đề sức khỏe
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học uy tín trên thế giới đã chứng minh ảnh hưởng của môi trường những tháng trước và sau khi sinh đến sức khỏe, bệnh tật và tuổi thọ của con người, do các stress có thể dẫn tới những biến đổi phân tử trong gene.

Điều tưởng như vô lý là tháng sinh sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ, chiều cao, khả năng học tập, chỉ số cơ thể khi trưởng thành, và yếu tố bệnh tật. Thế nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra những em bé sinh vào mùa xuân có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, gồm tâm thần phân liệt, Alzheimer (bệnh mất trí do tế bào não suy thoái), hen suyễn và tự kỷ. Những người này cũng ít thông minh hơn bạn cùng tuổi sinh vào các mùa khác trong năm.
Những người sinh tháng 12 lại dễ bị thường tâm thần phân liệt, loạn tinh thần hay trầm cảm hơn. Điều này được xác định qua hơn 200 nghiên cứu trên toàn thế giới. Những người sinh ra trong tháng 2 và tháng 3 thường mắc chứng dị ứng. Phấn hoa phát tán trong không khí sẽ làm gia tăng nguy cơ phản ứng của trẻ với tác nhân này trong tương lai. Hệ miễn dịch chưa chín muồi ở trẻ sơ sinh phản ứng quá mạnh mẽ đối với phấn hoa và điều đó có thể sẽ được duy trì mãi trong suốt đời người.
Với những người sinh sau tháng 3, tuổi thọ bắt đầu giảm, trong khi xu hướng mắc các bệnh tim mạch có phần tăng. Ngày sinh càng gần mùa hè bao nhiêu thì khả năng mắc các bệnh này càng cao bấy nhiêu. Nguy cơ mắc và chết vì bệnh hô hấp của họ khi về già cũng cao hơn những người cùng tuổi sinh vào mùa đông. Theo các nhà khoa học, có thể nguyên nhân là trẻ sinh vào mùa xuân, hè dễ bị nhiễm virus gây tổn thương đường hô hấp, dẫn tới các bệnh mạn tính về phổi sau này.
Những người sinh tháng 4-5 cũng dễ bị rối loạn tâm thần, trầm cảm và nghiện rượu. Theo một nghiên cứu ở Anh, tỷ lệ mắc chứng thao cuồng tự sát ở họ thường cao hơn 17% so với những người sinh ra vào mùa thu và mùa đông.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra nhiều sự khác biệt có liên quan đến mức độ tiếp xúc với ánh nắng của người mẹ trong thời kỳ thai nghén. Ánh sáng mặt trời thúc đẩy quá trình sản xuất vitamin D trong cơ thể và thiếu điều này trong những tháng đầu đời có thể ảnh hưởng đến lâu dài.

Xử trí khi bé cắn ti mẹ lúc bú


Nhiều mẹ còn “khủng hoảng” đến mức quyết định cai sữa khi nhiều lần bị bé cắn ti. Một vài mẹo nhỏ dưới đây có thể sẽ giúp bạn xử lý hiệu quả tình trạng cắn ti khi bú mẹ của các bé.
1. Hãy nói 'Mẹ đau lắm!'

Thực sự rất cần thiết để bé biết mẹ đau tới mức nào khi bị cắn. Chỉ bạn nhìn thẳng vào mắt bé và nói “Ôi, con cắn làm mẹ đau lắm đây này!”, bé sẽ hiểu mình đang làm mẹ khó chịu và không thích tình cảnh này.

2. Dừng việc cho bú

Đẩy bé ra khỏi bầu ngực bằng cách đưa ngón tay vào miệng bé để tạm dừng việc bú mẹ. Đây là cách tốt nhất để bé ngừng cắn, và hãy làm ngay khi bé cắn bạn – như vậy bé sẽ hiểu nếu cắn mẹ thì không được bú nữa. Sau ít nhất 15 phút nữa bạn mới nên cho bé bú lại.

3. Tạm dừng gần gũi với con một lúc

Không được bú mẹ là hình phạt tốt nhất nhưng với những bé ngoan cố, bạn cần dùng “chiêu” cao hơn một chút. Sau khi dừng cho con bú, bạn hãy đặt con xuống hoặc đưa cho người thân bế để con biết sẽ không được ở gần bạn nếu cứ cắn ti mẹ trong lúc bú.

4. Học cách thấu hiểu những dấu hiệu của bé

Bé thường cắn khi chúng buồn bực hay thất vọng. Nếu bé dễ bị sao lãng, hãy cho bé bú trong một căn phòng yên tĩnh. Nếu bé không thể nằm yên một chỗ hay quá hiếu động, hãy dừng việc cho bú và làm điều đó sau một lúc nữa.

5. Kiểm tra xem liệu bé có đang mọc răng hay không

Mọc răng là lý do chính khiến bé hay cắn bạn. Bạn có thể sử dụng vòng ngậm mọc răng (sau khi đã vệ sinh sạch sẽ) để giảm sự khó chịu cho bé.

6. Cho bé bú đúng cách

Khi bắt đầu bú mẹ, bạn nên để đầu ngực sau răng của bé khoảng 2 cm và bế đúng tư thế, trong tư thế này bé sẽ không thể dễ dàng cắn ti mẹ được. Nhiều trường hợp bé cắn ti mẹ chỉ vì đầu ngực không đúng vị trí mà ở trước hàm răng bé, thường xảy ra khi hết sữa hoặc bé buồn ngủ. Nếu bạn cảm thấy vị trí đầu ngực thay đổi, hãy dừng việc cho bú lại.

Không phải mọi đứa bé đều cắn ti mẹ và nếu bị cắn mẹ thường sẽ cảm thấy rất đau đớn. Thế nhưng hãy nhớ đây chỉ là một giai đoạn mà thôi. Bé có thể nhận ra việc cắn ti mẹ là không ngoan và mình vẫn được mẹ cho bú lại. Đừng bỏ cuộc, hãy áp dụng những cách trên đây để bé bú ngoan trong khi bạn được tận hưởng thời gian bên con thật ngọt ngào, hạnh phúc.

Mẹo chọn đồ chơi trẻ dưới 1 tuổi



Trong mắt con bạn, mọi thứ đều là đồ chơi cho trẻ – màu sắc của giấy gói quà, hình dạng bề ngoài của nó cùng những âm thanh lạ tai phát ra khi bé cầm chúng trên tay có lẽ còn hấp dẫn hơn chính những món đồ chơi chính thống! Vì thế, ở thời điểm này, đừng thất vọng khi bé gạt đồ chơi của bé sang một bên và chú ý đến những chiếc hộp các-tông nhé!


Những tiêu chuẩn để lựa chọn đồ chơi cho trẻ em:

Dưới đây là vài điều bạn cần quan tâm đến khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ dưới 1 tuổi:

• Không có món đồ chơi “tốt nhất”: Nói chung, thay vì cứ cố gắng tìm ra món đồ nào là phổ biến nhất cho nhóm tuổi này, thì hãy tìm hiểu điều thích thú đặc biệt của con bạn. Mỗi món đồ chơi đều có khả năng để bé có thể chơi đùa và nên nhớ là không có món đồ nào “tốt nhất” cho mỗi bé.

• An toàn: Chỉ nên mua những sản phẩm từ nhà sản xuất và cửa hàng đồ chơi đáng tin cậy. Bé sẽ khám phá từng món đồ chơi qua việc chạm, cắn, nhai, liếm, chọc, đấm và cọ xát. Đó là lý do vì sao đồ chơi của bé không nên có những mảnh sắc nhọn hoặc những miếng nhỏ có thể tháo rời vì những thứ này có thể bị sứt gãy và nuốt dễ dàng.

• Màu sắc: Thị lực của con bạn có thể nắm bắt hầu như dễ dàng các màu sắc cơ bản như: đỏ, xanh da trời, vàng và xanh lá cây. Thêm vào đó, món đồ chơi với nhiều màu sắc tương phản cũng có thể thu hút sự chú ý của bé hơn và thúc đẩy bé khám phá tìm tòi.

• Đa giác quan: Bên cạnh màu sắc sặc sỡ thu hút cái nhìn của bé, những món đồ chơi cũng có thể thu hút các giác quan khác như lắng nghe và chạm vào.

• Phù hợp với độ tuổi: Những chỉ dẫn về độ tuổi mà nhà sản xuất đồ chơi đưa ra không áp dụng được một cách chính xác cho mỗi đứa trẻ - mỗi bé phát triển với mức độ riêng – nhưng đó là thời điểm khởi đầu tốt. Việc chọn lựa một món đồ chơi được thiết kế cho đứa trẻ trưởng thành hơn chỉ khiến con bạn chán ngắt.

• Đa dạng: Có lẽ bé có nhiều sở thích, nhưng cũng hãy cho phép bé chơi đùa với những món đồ chơi khác. Sự đa dạng làm bé thích thú và giúp bé phát triển khả năng tư duy trong phạm vi rộng hơn.

Loại đồ chơi cho trẻ theo từng độ tuổi:

Chỉ dẫn dưới đây nhằm gợi ý những gì là thích hợp cho trẻ....

0 - 3 tháng tuổi: Những đồ chơi màu sắc sặc sỡ có kích thước và cấu tạo khác nhau, vòng nhựa lớn, hộp nhạc cầm tay, trống lắc, thú nhồi bông, sách có nhiều tranh ảnh, hình vẽ của những khuôn mặt, đồ chơi cho trẻ trong bồn tắm… là những món kích thích các bé ở độ tuổi này.

4 – 6 tháng: Các bé dường như chìm đắm vào những khối vuông bằng gỗ, khung dùng cho trẻ con leo trèo và vận động khi tham gia các trò chơi ngoài trời, những món đồ chơi xếp lồng vào nhau, hộp âm thanh, đồ chơi lắc lư, đồ chơi nhà tắm, trống lắc, núm vú giả, những món đồ phát ra âm thanh vui nhộn: tò te, chít chít…

7 - 9 tháng: Bé mê say những món đồ chơi bắn nước, vòng xếp thành chồng trên cột, những quả bóng với kích thước khác nhau, thùng rỗng, những khối gỗ nhỏ, banh mềm, trống, gậy đồ chơi và thú nhồi bông…

10 - 12 tháng: Độ tuổi này lại thích chạm vào những cuốn sách có nhiều tranh ảnh, búp bê kèm nhiều bộ đồ có thể thay đổi, khối xây lớn bằng nhựa, xe đẩy hình thú, bảng trò chơi chữ cái, những cái chén và khối hình vuông xếp lồng vào hoặc chồng lên nhau nhiều màu sắc, bút chì màu cứng và giấy vẽ, đồ chơi lên dây cót phát nhạc…

Tác động qua lại

Tuy vậy, sẽ không có món đồ chơi cho trẻ nào có thể thay thế bạn. Bé cần bạn chơi với bé, cần sự tương tác. Bạn có thể chỉ dẫn, khuyến khích bé, và cho bé thấy cách thức mới được sáng tạo từ cùng một món đồ chơi. Bé sẽ phát triển nhanh nhờ vào sự chăm sóc của bạn và một nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sẽ chơi đùa lâu hơn nếu cha hoặc mẹ cùng chơi với chúng.

Bảng tra cứu các mốc phát triển của trẻ từ 19-24 tháng tuổi


Trong 6 tháng cuối của năm tuổi thứ hai, con bạn có thể đạt được những mốc phát triển lớn về cả vận động và nhận thức. Một số bé có thể đạt được các kỹ năng sớm hơn phần lớn các bé khác, nhưng bạn cũng không cần phải lo nếu con bạn đã đạt được các kỹ năng ở nhóm cơ bản.

10 CÁCH DẠY PHẢN TÁC DỤNG CỦA MẸ VIỆT


Nuôi dạy con là cả một nghệ thuật của những người làm cha làm mẹ. Chúng ta yêu con, quan tâm đến con và muốn dạy con thành người. Vậy nhưng trong quá trình dạy dỗ, đôi khi những phản ứng theo bản năng của mẹ Việt lại vô tình trở nên phản tác dụng, phản giáo dục mà chúng ta không hay. Tôi xin liệt kê ra những lỗi sai kinh điển của mẹ Việt trong cách nuôi dạy con.
1. Trẻ muốn nghịch đất cát, chúng ta nói: Bẩn, không được phép chơi!
Tước quyền chơi của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy ức chế, sự thích thú với thiên nhiên cũng dần “tan biến’ theo chữ bẩn. Thêm vào đó, người mẹ còn ngăn chặn nhận thức của trẻ với sự vật, giảm sự thăm dò của trẻ với không gian, môi trường xung quanh.
2. Trẻ muốn ăn, chúng ta nói: Cay lắm/ nóng lắm, con không ăn được đâu!
Trẻ có ăn mới có thể tự nhận thức. Bao bọc con quá đà không giúp bé an toàn. Trẻ cần phải được nếm đủ món đủ vị, để tự biết cảm giác cay ra sao, chát thế nào, nóng thì có thích không. Bó hẹp và cấm ăn uống khiến con cảm thấy ngột ngạt. Và cũng chưa chắc, sau lưng cha mẹ trẻ sẽ không ăn.
3. Trẻ hơi khó chịu, mệt mỏi, không muốn đi học, không muốn uống thuốc, chúng ta nói: Bây giờ mẹ con mình đi bệnh viện cho bác sỹ tiêm nhé!
Mang bác sỹ và mũi kim ra “dọa” con trẻ chưa bao giờ là điều tốt. Càng như vậy trẻ sẽ càng có ác cảm với bác sỹ và nghĩ rằng bác sỹ không làm gì tốt ngoài việc khiến các bé bị đau. Trong khi thực tế hoàn toàn ngược lại, các bác sỹ và những mũi tiêm mới là điều giúp trẻ thoát khỏi bệnh tật và trở nên khỏe mạnh.

4. Trẻ muốn tự xúc cơm, chúng ta nói: Bẩn quần áo đấy, vỡ bát đấy, thôi để mẹ xúc cho nhanh!
Vì mẹ đã “cơm bưng nước rót”, trẻ sẽ ngày càng trở nên thụ động, không hiểu được cảm giác vui vẻ của việc tự chủ và tự xúc cơm, chân tay sẽ trở nên thừa thãi và không còn nhu cầu làm việc vặt.
5. Trẻ đi học, chúng ta nói: Con phải nghe lời cô giáo.
Trẻ sẽ không còn dám giơ tay phát biểu khi chưa hiểu bài, không dám hỏi tại sao khi cô giáo yêu cầu. Sợ cô giáo mắng, con sẽ chỉ biết chấp nhận, không dám sáng tạo, không có quan điểm và ý tưởng riêng của mình.
6. Trẻ muốn giúp mẹ việc nhà, muốn tự làm một việc của người lớn, chúng ta nỏi: Con ngoan lắm, bây giờ mẹ chỉ cần con đọc sách này đi, hay vào học bài đi
Chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời để dạy con về trách nhiệm, cơ hội để trẻ được tự lập và thể hiện bản thân mình đã được mẹ “dập tắt từ trong trứng nước”.
7. Trẻ được điểm cao ở lớp nhưng cô phê bình con viết chữ xấu, hay nói chuyện, nói leo hoặc ích kỷ, chúng ta nói: miễn con học tốt là được, những cái khác không quan trọng
Chỉ quan tâm đến “học văn” mà quên dạy con cách “học lễ”, đó không phải là cách giáo dục một con người thành đạt trong tương lai. Cha mẹ đang vô tình khiến con quên đi nhân cách mà chỉ quan tâm đến tài năng.
8. Con đòi hỏi bố mẹ mua đồ, chúng ta đáp ứng con ngay lập tức
Khi lớn lên, trẻ sẽ ngầm hiểu rằng mọi thứ của bố mẹ làm ra đều là để dành cho mình.
9. Khi con không nghe lời, chúng ta nói: Nếu con không nghe, mẹ sẽ mách cô giáo, bỏ con một mình, cấm con không được ăn….
Trẻ không nghe lời cần nhận được hình thức xử phạt. Tuy nhiên, đó phải là những hình thức hợp lý và đúng sự thật. Nếu chúng ta đã nói, chúng ta phải làm được, tránh tình trạng dọa suông hoặc đe dọa trẻ những điều không có thật. Lâu dần, trẻ sẽ “nhờn” với lời dọa dẫm của mẹ.
10. Trẻ học không giỏi bằng bạn bè, chúng ta nói: Con xem bạn A đi kìa!
So sánh sẽ khiến trẻ thêm tự ti, không muốn cố gắng và cho rằng trong mắt bố mẹ mình không bao giờ là tốt, là hoàn hảo.

NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM VỚI TRẺ NHỎ [st]


1. KHÔNG GIẬT đồ chơi hay bất cứ vật gì ra khỏi tay trẻ lấy một thứ an toàn để đổi lấy vật nguy hiểm bé đang cầm. Nếu quá gấp giữ tay bé lại, nói chuyện trong khi chờ người nhà lấy vật an toàn. Hoặc chỉ một vật gì đó để bé chú ý và quên vật trên tay rồi mới lấy.
.
2. KHÔNG ĐỨNG nói chuyện cao hơn tầm của bé. Ngồi xuống ngang tầm hoặc thấp hơn, rồi mới nói hay đùa giỡn.
3. KHÔNG NÓI, KHUYÊN BẢO, DẶN DÒ khi bé đang chạy chơi đùa giỡn hoặc xem tivi đề nghị bé đứng lại. Ngồi xuống ngang tầm cùng bé. Đề nghị bé nhìn thẳng vào mắt mình và tập trungKhi bé tập trung rồi mới nói.


4. KHÔNG KHUYÊN BẢO khi bé đang khóc hoặc rất giận dữ và mất bình tĩnh
Nói với bé là bạn sẽ chờ khi bé hết khóc rồi sẽ thảo luậnchờ bé hết khóc, hỏi bé sẵn sàng chưa. Khi bé trả lời sẵn sàng, bạn bắt đầu khuyên bảo.
5. KHÔNG SO SÁNH bé với trẻ hàng xóm, bạn cùng lớp. So sánh bé với chính bé ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước, năm ngoái.
6. KHÔNG khuyên bảo trong khi Time-out để bé được tĩnh lặng, tinh thần trầm xuống. Để bé có cơ hội suy nghĩ và tự tìm ra bài học kinh nghiệm cho tương lai.
7. KHÔNG cố gắng dạy dỗ trước khi bé hiểu được quy luật nhân quả hãy để cho bé được thỏa thích khám phá thế giới của bé. Rào chắn những nơi nguy hiểm như phòng bếp, nhà tắm để bé không vào được. Trong khu vực của bé, bọc lại những góc cạnh bén nhọn, bọc ổ cắm điện, khóa cửa tủ, để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé
8. KHÔNG bế bé ra chỗ khác mỗi khi bé vừa cố gắng đến một nơi nào đó vì sợ nguy hiểm cho bé.

Bí quyết giúp bé học nói cực nhanh


Hãy áp dụng bí quyết giúp bé học nói nhanh dưới đây con bạn sẽ nói sõi từ rất sớm.

Muốn con biết nói nhanh hãy thường xuyên giao tiếp trò chuyện với con. Đọc sách cho bé nghe là một trong những việc làm cực kỳ quan trọng kích thích bé học nói.
Trẻ em học ngôn ngữ thông qua việc sinh hoạt hàng ngày. Chúng cũng học về ngôn ngữ khi chơi đồ chơi. Bạn có thể áp dụng những cách vô cùng đơn giản dưới đây để trẻ biết nói sớm và nhanh.
Không, hoặc hạn chế cho bé chơi các loại đồ chơi màu mè, đồ chơi bằng nhựa kiểu tự động sáng lên, biết nói hoặc biết chơi nhạc. Những đồ chơi này sẽ ‘tranh phần’ của con bạn trong việc học những kỹ năng đó.
Cho bé nghe nhạc sẽ giúp kích thích tư duy ngôn ngữ của bé. Nếu không thể hát được những bản nhạc dài và khó, các mẹ có thể hát những bản ngắn. Việc nghe nhạc cũng giúp bé phát triển ngôn ngữ. Khi bé có thể nói được bốn đến năm từ là lúc cha mẹ có thể dạy bé hát những bài hát có từ đơn giản, dễ phát âm.
Hãy giúp cùng chơi với bé và tập cho bé đánh vần gọi tên từng món đồ một hoặc từng hình hoạt hình trong sách giúp bé nhận biết.
Thường xuyên hát cho bé nghe những bài hát ngắn, từ ngữ đơn giản vui tươi. Việc bạn hát, âm thanh lặp đi lặp lại sẽ có tác động mạnh với tai nghe của bé. Trong quá trình này, chính sự lặp lại những từ ngữ trong bài hát bạn ngân nga sẽ bước đầu hình thành trí nhớ cho bé về những từ yêu thích.
Khuyến khích đáp lại bạn. Ngay từ khi bé biết “ê a” lần đầu, bạn cũng nên bắt chuyện với con bằng niềm thích thú. Hãy phản ứng lại những âm thanh ngọt ngào bé vừa tạo ra nhưng cũng cần cho bé cơ hội để đáp trả. Bé bắt đầu hiểu, dù từ lúc còn rất nhỏ rằng, giao tiếp là cho đi và nhận lại.

RÈN LUYỆN NHỮNG KHẢ NĂNG CHO TRẺ TỪ 1 ĐẾN 1.5 TUỔI

Trong giai đoạn từ 1 đến 1,5 tuổi, cha mẹ đã có thể dạy dỗ, rèn luyện một số thói quen để hình thành phản xạ, nhân cách sau này của trẻ. Và sau đây là một vài gợi ý cho cha mẹ trong việc giáo dục trẻ từ 1 đến 1,5 tuổi…

Rèn luyện năng lực trí tuệ cho béKhả năng quan sát:- Phân biệt lớn nhỏ: Lựa chọn những vật lớn nhỏ khác nhau để rèn luyện khả năng quan sát cho bé, như lá rau lớn và lá rau nhỏ, quả bóng lớn và quả bóng nhỏ… 
- Phân biệt hình dạng, trạng thái: Dạy bé biết phân biệt những hình dạng đơn giản khác nhau, như hình tròn, hình tam giác, hình vuông…. Có thể dùng những sự vật khác nhau để mô phỏng, như quả bóng tròn, mảnh ghép hình tam giác, hình vuông…




Ảnh: GettyImages

- Phân biệt màu sắc: Dạy bé phân biệt từ những màu cơ bản như màu đỏ, màu vàng, màu xanh da trời, xanh lá… Nói với bé về màu đỏ của khí cầu, màu vàng của chiếc áo lông, màu xanh lục của lá cây…
Rèn luyện khả năng ghi nhớ:
- Tập ghi nhớ đồ vật: Để bé tự nhớ mà tìm ra đồ chơi của mình, trước tiên để bé nhìn thấy 1 quả bóng nhỏ, sau đó cất lại và để bé tự đi tìm trong thùng đồ chơi.
- Tăng cường trí nhớ cho bé: Ba mẹ có thể lựa chọn một vài hình ảnh trực quan, những đồ vật xung quanh bé và những sự vật làm bé thích thú để tăng cường khả năng ghi nhớ cho bé. Có thể dạy bé tên của mình, vị trí các bộ phận trên cơ thể, khoảng cách thời gian…
Tập luyện một vài động tác:
- Tập cho bé đứng vững và đi một mình, giúp bé có sự cân bằng và vận động nhịp nhàng cơ thể. Có thể cho bé một chiếc xe đẩy đồ chơi, dạy bé đẩy chiếc xe về phía trước, đẩy quẹo qua và kéo cho lùi lại… Lấy một quả bóng, thổi căng lên và đưa cho bé, dạy bé nhấc chân lên đá bóng.

- Phát triển các động tác đi, ngồi xổm, cong lưng. Bày đồ chơi ra, bảo bé mang lại đưa cho bạn hoặc mang để vào một nơi cố định.

- Rèn luyện tính linh hoạt, khéo léo cho đôi tay bé. Như dạy bé học vẽ, treo đồ vật, nặn tượng

Rèn luyện khả năng ngôn ngữ
Dùng cách đơn giản để nói về những đồ vật và quan hệ giữa chúng, mở rộng phạm vi nhận thức cho bé, xúc tiến khả năng ngôn ngữ và biểu đạt. Cho trẻ xem những bức tranh, sách ảnh, dạy bé biết tên gọi của các đồvật rồi chỉ vào tranh hoặc hình trong sách hỏi “Đây là cái gì?” “Dùng ra sao?”…  


Cho trẻ xem những bức tranh, sách ảnh, dạy bé biết tên gọi của các đồ vật rồi hỏi lại tên và công dụng chúng. (Ảnh: GettyImages)

Tập cho bé trả lời câu hỏi, khi bé trả lời chính xác thì ôm bé vào lòng để biểu thị sự động viên, khích lệ bé. Lúc này, bé đã bắt đầu thích nghe người lớn kể chuyện. Khi ba mẹ kể chuyện cho bé nghe, bắt đầu phải kể chầm chậm từng đoạn, phát âm rõ ràng, diễn cảm, có thể căn cứ vào câu chuyện mà diễn tả một vài động tác để làm tăng sự chú ý và hứng thú, vui thích cho bé. Bé thích nghe kể chuyện, có thể sẽ đòi kể đi kể lại nhiều lần, hoặc đòi kể chuyện về những sự vật mà bé đã trông thấy...
Rèn luyện kĩ năng sống và giao tiếp xã hội
Dạy bé lễ độ với mọi người. Mọi người trong gia đình phải chú ý dạy dỗ bé, khi hỏi, khi nhận đồ từ người khác phải cảm ơn, khi khách đi biết vẫy tay chào tạm biệt. Khích lệ bé biết nhường đồ chơi cho bạn…
Khi ngủ: Ngoài thời gian ngủ vào ban đêm, ban ngày bé có thể ngủ 2 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 tiếng. Không cần phải ép buộc, “dụ dỗ”, dọa nạt bé mà chính những câu chuyện bạn kể sẽ đưa bé vào giấc ngủ dễ dàng. Trước khi ngủ phải rửa sạch sẽ tay chân, thay quần áo ngủ sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn, dễ ngủ hơn. Điều này không những giúp tạo thành thói quen tốt cho trẻ, mà cũng là từng bước tạo thành phản xạ có điều kiện cho trẻ.
Ăn uống: Mỗi ngày bé cần được ăn 4 đến 5 lần, có thể vào sáng, trưa, chiều hoặc khi bé thức giấc trong thời gian ngủ. Tập cho bé ăn cố định vào thời gian nào đó để tạo thành thói quen, khích lệ bé tự dùng tay múc thức ăn. Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn.   
Giúp bé rèn luyện tính độc lập trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Dạy bé tự cởi giày, tự mặc quần áo, tự đội mũ khi ra ngoài, biết tự cất đồ chơi…